Phân tích bài thơ Đây Mùa Thu Tới của Xuân Diệu
(Văn mẫu lớp 11) – Anh (Chị) hãy trong sách văn học lớp 11. Đề bài: Phân tích bài thơ “Đây mùa thu tới”. BÀI LÀM Khi cái nắng hè oi ả qua đi là lúc chào thu tới, thu tới đem cho ta cái không khí mát mẻ, trời se lạnh, quyện vào đó là mùi hoa sữa ...
(Văn mẫu lớp 11) – Anh (Chị) hãy trong sách văn học lớp 11.
Đề bài: Phân tích bài thơ “Đây mùa thu tới”.
BÀI LÀM
Khi cái nắng hè oi ả qua đi là lúc chào thu tới, thu tới đem cho ta cái không khí mát mẻ, trời se lạnh, quyện vào đó là mùi hoa sữa nồng nàn mà chỉ ở Hà Nội mới có. Có ai mà không yên mến mùa thu, thời tiết thu rất dễ chịu cái nắng thu rất nhẹ nhàng, hoa của mùa thu cũng vậy nhẹ nhàng, xinh đẹp đến khó tả. Chính vì thu đẹp vậy nên thu đã đi vào vần thơ của Xuân Diệu:
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai đã dệt vàng
Hai câu thơ được trích trong bài thơ “đây mùa thu tới”. Với hai câu thơ nhẹ nhàng sâu lắng Xuân Diệu đã lột tả được cái đẹp nhẹ nhàng của mùa thu cho độc giả. Khi đọc đến những vần thơ của Xuân Diệu ta sẽ nhớ ngay đến một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Xuân Diệu (1916 – 1985) ông là chủ soái trong các nhà thơ mới, trong những sáng tác của ông hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được coi là kiệt tác. Những đam mê cháy bỏng của tình yêu, những cái đẹp cháy bỏng của thiên nhiên và niềm đam mê sống đều được thể hiện trong hai tập thơ. Khi đọc những vần thơ của Xuân Diệu người ta có thể cảm nhận được những khát khao cháy bỏng trong con người ông, đôi khi người ta lại thấy được cái nhẹ nhàng sâu lắng trong vần thơ.
“Đây mùa thu tới” là một tuyệt bút của Xuân Diệu, rút trong tập thơ thơ, xuất bản năm 1938. Thu thật đáng yêu, thu thật lãng mạn, làm cho tâm hồn thi sĩ như dây đàn lúc ngân nga, lúc nhẹ nhàng, lúc lại thật mãnh liệt.Cảm nhận của thi sĩ về mùa thu không chỉ bằng thị giác, bằng thính giác mà bằng một trái tim cháy bỏng, một tình yêu Hà Nội, yêu mùa thu nồng nàn. Nhưng trong câu thơ đầu tiên của bài thơ người ta cảm nhận được một nỗi buồn đến đáng sợ
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng".
Hai câu thơ buồn đến đáng sợ ấy như sự ra đi luyến tiếc của mùa hạ để đón mùa thu tới. Rặng liễu ở đây được tác giả miêu tả rất rất buồn, rất cô quạnh “đìu hiu đứng chịu tang”, khi đọc đến đây người ta nghĩ ngay đến hình ảnh người thiếu phụ đang đứng chờ chồng về, nhưng chờ mãi chờ mãi không thấy chồng về. Người thiếu phụ ấy mang trong mình một nỗi buồn sâu thẳm, sự cô đơn không ai có thể chia sẻ cùng được. Người thiếu phụ ấy còn buồn hơn khi đọc đến câu thơ tiếp theo, “tóc buồn buông xuống”. Dường như liễu buồn khi phải chào hạ nên lệ rơi ngàn hàng, tác giả đã dùng biện pháp đảo ngữ để miêu tả cái buồn của người thiếu phụ thật sâu sắc hơn. Tác giả thật khéo quan sát, khéo miêu tả chỉ một rặng liễu đứng buông xuống thôi mà đã tạo thành một cảnh tượng đau thương, chỉ với những giọt sương sớm mai của mùa thu thôi mà đã tạo thành những giọt lệ rơi. Liễu đẹp thật, nhưng thì làm gì biết buồn mà đứng “đìu hiu”, liễu thì làm gì có “tóc”, vật vô tri vô giác thì làm sao mà biết “buồn”, mà để “lệ hàng ngàn”. Chỉ bằng biện pháp nhân hóa mà Xuân Diệu đã biết cảnh vật không cảm xúc thành những cảnh vật giàu cảm xúc đẫm lệ.
Rặng liễu buồn đứng chịu tang (ảnh minh họa)
Đang say mê với nỗi buồn đẫm lệ, Xuân Diệu lại đưa người đọc đến với một niềm vui nho nhỏ, reo rắt như một sự mong chờ từ rất lâu:
“Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
Câu thơ “ đây mùa thu tới – mùa thu tới” biện pháp lặp từ rất nhẹ nhàng như sự bừng tỉnh của tác giả sau những ngày buồn đợi thu. Dường như người thiếu phụ kia đã ngừng khóc vì người chồng cô ngóng trông bấy lâu đã quay trở về, câu thơ như tiếng gọi của người thiếu phụ “ anh đã trở về, anh đã trở về”. Sau những ngày buồn tủi ngóng chờ thì niềm vui cũng đã tới. Bằng cách ngắt nhịp 4/3 tác giả như muốn nhấn mạnh hơn niềm vui của mình khi thu tới. Mùa thu đánh thức tác giả bằng chiếc áo mơ phai dệt lá vàng, đặc trưng vốn có của mùa thu. Thu đến thật nhẹ nhàng tinh tế, chứ không chói lóa như khi hạ đến.
Để rồi khi đọc đến đoạn thơ tiếp theo người ta phải thốt lên: “Ôi! Sao thu Xuân Diệu mang nhiều sắc thái thẩm mỹ đến vậy”.
"Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.
Những luồng run rẩy, rung rinh lá,
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh".
Xuân diệu thật tinh túy ở câu thơ trên “ rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang” không phải một cây liêu mà là cả rặng liễu, câu thơ dưới “ hơn một loài hoa đã rụng cành” không phải một loài mà là hơn một loài có thể là hai, ba, bốn. Bằng phong cách riêng của mình Xuân Diệu đã nhấn vào tâm trí người đọc những vần thơ đọc một lần có thể nhớ cả đời.Có thể thấy thần thái trong thu của Xuân Diệu rất trọn vẹn có buồn, vui, lo lắng và sự ra đi bất cứ lúc nào. Buồn vì phải đợi thu, vui vì thu đã tới và giờ đây là sự lo lắng vì thu lại sắp rời đi để tác giả phải ngóng chông. Áo mơ phai vừa mới dệt lá vàng, mà giờ đây “hơn một loài hoa đã rụng cành”, “sắc đỏ”, “đôi nhánh khô gầy” đó không phải nét đẹp của thu mà đó là sự báo hiệu mùa đông, thời điểm giao mùa sắp tới. Cái lạnh buốt đặc trưng riêng của đông còn được báo hiệu bởi “những luồng run rẩy” có lẽ đây như nỗi lòng của Xuân Diệu lạnh đến tê tái lòng người. Bằng những vần thơ vi diệu tác giả đã đưa vào lòng người những cảm xúc khi trầm khi bổng như tiếng sáo du dương. Trầm khi thu chưa tới, bổng khi thu đã tới lại trầm khi thu đã qua. Giống như đời người vậy có lúc buồn, lúc vui, khi khỏe mạnh khi bệnh tật. Thơ ông thật tài tình, không có gì là tự nhiền hết mà đó là sự sắp đăt tinh tế của Xuân Diệu để tạo cảm xúc cho người đọc.
Đến với những vần thơ tiếp theo tác giả lại gợi cho người đọc cảm giác êm dịu, nhẹ nhàng, tinh nghịch nhưng rất đáng yêu. Ông không gọi trăng là “ông trăng tròn sáng tỏ” như nhà thơ Trần Đăng Khoa, mà ông lại mạnh dạn gọi là “nàng trăng tự ngẩn ngơ” vừa ươc lệ tượng trưng, vừa sáng tạo. “Nàng trăng” nếu nói là ông trăng thì chắc chắn trăng đã già nhưng đây là nàng trăng có lẽ trăng non đầu tháng có lẽ thu đã qua đi và đông đã bắt đầu. “ non xa khởi sự nhạt xương mờ” qua ánh trăng non thì tác giả thấy ánh trăng non mới bắt đầu lên dưới ánh sương mờ. Trăng và núi của Xuân Diệu thật mộc mạc, gần gũi và thân thuộc. Nó làm cho người ta muốn rời xa sự tấp nập của thành phố mà trở về quê hương. Bài thơ được viết theo sự tuần hoàn của thời gian thu rồi đến đông như con người trẻ rồi sẽ già. Phải chăng Xuân Diệu đang sợ, đang run rẩy trước sự báo hiệu của tuổi già, phải chăng tuổi già đã đến:
"Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò”
Vậy là thu đã đi thật rồi đông đã đến, đông đến không nhẹ nhàng như thu mà đông đến rất mãnh liệt, rất rõ ràng. Xuân Diệu đã “nghe thấy rét luồn trong gió”. Đọc đến đây người ta như bùng tỉnh thị giác và thính giác. Nghe thấy gió luồn, nhìn thấy người đã vắng. Nhưng cái rét ở đây chưa tê tái nó mới chỉ ở mức lành lạnh, nên tác giả đã dừng từ “đã nghe” đã nghe có nghĩa chỉ là mới bắt đầu có dấu hiệu. Nếu thu là cái buồn man mác thì đông là cái buồn vô tận vì mới chớm đông thôi mà “ đã vắng” đọc câu thơ cho ta cảm giác một không gian bao la vô tận nhưng lại vô cùng hiu quạnh. Có lẽ Xuân Diệu đang sợ khi tuổi già đến chỉ còn mình mình trong thế giới rộng lớn bao la.
Khổ thơ cuối là khổ thơ tuyệt đẹp nó hội tụ tất cả cảnh sắc thiên nhiên, mây trời, chim muông và con người:
“Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.”
Cảnh thì đẹp đấy nhưng lại mang một nỗi buồn vô tận, còn hơn cái lạnh tê tái của mùa đông, nỗi buồn này xuyên thấu lòng người. Đó là sự chia ly, sự chia lìa của cảnh vật, sự chia li của con người. Thiếu nữ buồn không nói, “khí trời u uất hận chia ly” Lá đã đỏ, đò đã vắng, trời đã lạnh vậy mà chim lại bay đi, để lại không gian mênh mông trống trải.Ta lại nhớ đến câu thơ “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” của đại thi hào Nguyễn Du. Cảnh đã nặng nề u ám vậy mà lòng người còn uất hận u ấm gấp nghìn lần. Người thiếu nữ ấy buồn nhưng không biết là buồn gì vì ít nhiều buồn không nói chỉ tựa cửa nhìn xa không biết đang nghĩ gì. Phải chăng thiếu nữ đang xa người yêu và đang ngồi ngóng trông người yêu sẽ trở về. Bài thơ được mở đầu bằng một nỗi buồn sâu thẳm và cũng kết thúc với một nỗi buồn sâu thẳm. Tác giả để vậy và không giải thích gì phải chăng muốn gợi mở cho người đọc về một tương lai tươi sáng hơn cho con người.
Với sự kết hợp nhẹ nhàng giữa các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác, giữa các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp từ, ước lệ và cách diễn đạt mới mẻ, Xuân Diệu đã góp phần cho nên văn học một tác phẩm có giá trị mang đặc trưng của hồn Việt Nam, hồn Hà Nội.
Bài thơ “Đây mùa thu tới” như một bức tranh mùa thu tuyệt mỹ của Xuân Diệu, tranh không vẽ bằng sơn dầu, bằng màu nước mà tranh vẽ bằng những câu chữ thật nhẹ nhàng nhưng tinh tế. Nhưng bức tranh thiên nhiên mà Xuân Diệu đem đến cho chúng ta thật buồn, nhưng cũng thật xinh đẹp, bức tranh có sự chuyển thể giữa không gian và thời gian. Bài thơ cũng mang đến cho ta một nỗi nhớ, nỗi nhớ cảnh vật Hà Nội xưa khi sang thu, ngày này do sự phát triển của đất nước mà con người ta làm mai một đi những thứ tinh túy của đất trời.