21/02/2018, 08:15

Nghị luận xã hội về Văn Học và Tình Thương

() – . ( Bài văn nghị luận của học sinh giỏi tỉnh Bình Định). Đề bài: BÀI LÀM Câu nói của Mác-xin Go-rơ-ki có nói: " Văn học là nhân học, Hoài Thanh cũng từng khẳng định nguồn gốc của văn chương là lòng thương người rộng ra là thương muôn loài, thương ...

() – . ( Bài văn nghị luận của học sinh giỏi tỉnh Bình Định).

Đề bài: 

BÀI LÀM

       Câu nói của Mác-xin Go-rơ-ki có nói: " Văn học là nhân học, Hoài Thanh cũng từng khẳng định nguồn gốc của văn chương là lòng thương người rộng ra là thương muôn loài, thương muôn vật đúng vậy! Văn học lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống qua cảm quan của nhà văn trở lại bồi dưỡng tâm hồn người đọc vì thế có ý kiến cho rằng " Văn học ca ngợi tình người và phê phán những kẻ thiếu tình thương".

        Trước hết văn học phản ánh ngợi ca lòng nhân ái, vị tha, yêu thương con người từ đó văn học tác động đến người đọc khiến người đọc yêu cái thiện, cái đẹp, ghts cái xấu, cái ác. Văn học dân gian đã cất lên tiếng nói tâm tình của ông cha ta:

"Thương người như thể thương thân"
" Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
" Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người chung một nước phải thương nhau cùng"

Các câu chuyện cổ tích cũng luôn luôn nói về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác ta yêu quí cô tấm hiền lành, nhân hậu chịu thương, chịu khó trong truyện tấm cám. Ta khâm phục chàng Thạch Sanh tài giỏi, dũng cảm đánh thắng chằn tinh, đại bàng đẩy lùi quân lính 18 nước chư hầu trong truyện cổ tích Thạch Sanh. Ta thương cảm người em trong chuyện cây khế thiệt thòi, vất vả nghèo khổ, ta cũng hả hê sung sướng khi người em có được túi vàng sống cuộc đời sung sướng hạnh phúc.

nghi-luan-xa-hoi-ve-van-hoc-va-tinh-thuongnghi-luan-xa-hoi-ve-van-hoc-va-tinh-thuong

Văn học hiện đại cũng kế tục truyền thống ấy luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nghĩa hiệp, thơm thảo. Đọc " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố ta thấy chị Dậu được tác giả xây dựng là hình tượng phụ nữ thật đẹp, chị tháo vát, đảm đang giàu tình yêu thương chồng con. Xuất phát từ trái tim yêu thương ấy mà chị có đủ sức mạnh quật ngã hai tên tay sai bảo vệ chồng. Chị mạnh mẽ cảnh cáo người ác: " Mày trói ngay chồng bà đi. Bà cho mày xem". Chị cũng dứt khoát " Thà ngồi tù chứ để nó làm tình, làm tội mãi tôi không chịu được" hay khi đọc hồi kí " Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng ta xúc động trước tình mẫu tử cao đẹp của chú bé Hồng dù thiếu thốn tình thương ủ ấp nhưng chú luôn dành mẹ tình yêu thương vô bờ cảm thống nỗi bất hạnh mẹ phải gánh chịu, căm ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ: " Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hoàn đá, đầu mẫu gỗ hay cục thủy tinh…Thôi". hay đọc " Lão Hạc" của Nam Cao ta chân trọng vô cùng tình phụ tử cao đẹp. Lão Hạc là một lão nông hiền lành chất phác, sống vì con, chết cũng vì con. Lão nhiều lần khóc vì thương con không có tiền cưới vợ khóc khi con đi đồn điền cao su. Lão nhân hậu khóc thương con chó vàng, dày vò mình. " Tôi già bằng này tuổi đầu còn lỡ lừa một con chó". Lão chọn cái chết đau đớn dữ dội để tự trừng phạt mình chuộc lỗi với cậu vàng và cũng là để dành dụm mảnh vườn cho con. Đó là sự hi sinh tàn khốc cho tương lai.

Và văn học nước ngoài cũng vậy. Ai cũng khâm phục tình người của cụ Bơ-men trong truyện " Chiếc lá cuối cùng" của Ơ hen ri. Sự hi sinh ấy thầm lặng mà cao cả biết bao! Vào đêm mưa phũ phàng và gió vùi dập cụ đã bí mật vẽ chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân để cứu lấy Giôn xi đổi lại cụ ra đi mãi mãi nhưng cụ đã hoàn thành được kiệt tác mà 40 năm cụ hằng ấp ủ. Hành động của Xiu cũng rất đáng chân trọng. Vì bạn mà cô quên ăn, mất ngủ. Bàn tay gầy guộc, âu yếm đôi mắt thâm cuồng. Những lời động viên đã giúp Giôn xi gượng dậy thoát khỏi bàn tay tử thần. Ôi! Những tấm lòng đáng chân trọng và ngợi ca đã được nêu gương và nhân rộng mãi.

Không chỉ ngợi ca những tấm lòng nhân ái " Thương người như thể thương thân". Văn học còn lên án phê phán những kẻ thờ ơ, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác. Trong văn học dân gian ta căm ghét mẹ con cám độc ác luôn tìm cách hãm hại cô tấm thảo hiền cuối cùng chúng đã chịu sự trừng phạt đích đáng. Tên Lí Thông trong truyện Thạch Sanh cũng vậy hắn gian nan, xảo quyệt, hãm hại Thạch Sanh. Lần thì đẩy chàng đi canh miếu thần làm mồi cho chằn tinh. Lần thì nấp cửa hang cho chàng không còn đường trở về hắn đã bị trời trừng phạt thành kiếp bọ hung chui lủi trong đống phân. Hoặc người anh trong truyện cây khế cũng bị lên án. Hắn cướp hết tài sản cha mẹ để lại tham lam chất đầy vàng lên người lên bị vùi dưới biển. Thật xứng đáng phải nhận sự trừng phạt đích đáy! Tiếp nối tư tưởng ấy văn học hoạt động cũng luôn luôn phơi bày mặt trái của xã hội để cảnh tỉnh con người hẳn ai cũng nhớ tên cai lệ mất hết nhân tính, vợ chồng nghị Quế tham lam, tên quan Phủ Tư Ân dâm ô, đểu cáng trong " Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố. Chúng là đại diện sâu mọt cho xã hội thực dân phong kiến thối nát. Hay bà cô của Hồng trong " Những ngày thơ ấu" bà là con đẻ của xã hội thực dân phong kiến lạnh lùng, tàn nhẫn, khô héo cả tình ruột thịt. Bà cố tình chia cắt tình mẫu tử gieo giác vào đầu cháu " Những ý nghĩa cay độc để hồng xuống rẫy và khinh miệt mẹ". Đúng là " giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng".

  Văn học ca ngợi những tấm lòng nhân hậu hoặc phê phán những kẻ thờ ơ lạnh lùng có mối liên hệ chặt chẽ, liên quan vấn đề cùng chung một cái đích: Xây dựng một xã hội ngày càng đậm chất nhân văn, giàu tình người, tình đời.

     Tóm lại văn học đã làm tròn xứ mệnh cao cả, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, những kẻ ích kỉ thường bị phê phán. Từ đó ta càng trân trọng, ca ngợi những tác phẩm văn học có giá trị, trân trọng sự sáng tạo của nhà văn. Ta yêu thích đọc những tác phẩm văn học để tự bồi dưỡng tâm hồn cho mình.

Tác giả: NGỌC LAN

0