Phân tích bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
() – Anh (Chị) hãy trong sách văn học lớp 10. ( Bài làm của học sinh giỏi trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm). Đề bài: Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão BÀI LÀM Đất nước dù chiến tranh lửa đạn hay hòa bình thống nhất vẫn luôn cần có những người tài ...
() – Anh (Chị) hãy trong sách văn học lớp 10. ( Bài làm của học sinh giỏi trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Đề bài: Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão
BÀI LÀM
Đất nước dù chiến tranh lửa đạn hay hòa bình thống nhất vẫn luôn cần có những người tài giỏi, ý chí quả cảm để luôn mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Đã có không ít những nhà thơ, nhà văn lấy nguồn cảm hứng từ chính điều này. Và tác phẩm “Thuật hoài” (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão cũng chính là một bài thơ như thế. Ở đó, hình ảnh người anh hùng dưới thời Trần hiện lên thật mạnh mẽ, đầy ý chí. Cùng với đó là những nỗi niềm băn khoăn của tác giả dành cho đất nước, cho nhân dân.
Phạm Ngũ Lão là một vị tướng tài ba văn võ song toàn, ông được vua Trần rất trọng dụng. Ông đã trở thành một trong những vị tướng giỏi của vua. Ông luôn luôn đặt trách nhiệm của đất nước lên hàng đầu, luôn nêu cao chí khí của người anh hùng trong đấng nam nhi. Bởi thế, ông viết:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Dịch thơ:
“Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
Đúng với khí chất của Phạm Ngũ Lão, ngay trong câu thơ mở đầu ta đã bắt gặp hình ảnh người anh hùng rất dũng mãnh với “hoành sóc”, nghĩa là cầm giáo ngang thân, đứng hiên ngang giữa đất trời bảo vệ đất nước. Họ đứng đó, tay cầm chắc giáo, lòng quyết một niềm quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, dẫu mưa nắng hay bão bùng, họ vẫn đứng, vẫn canh gác cho nhân dân được sống những ngày bình yên. Không những thế, khí chất trong họ cũng rất mạnh mẽ, mạnh đến nỗi “khí thôn ngưu”. Sức mạnh ấy được Phạm Ngũ Lão ví như hổ báo, khí thế át cả sao trời. Ông không hề cường điệu hóa sự thật, mà chính sự thật là người anh hùng lúc bấy giờ rất hào khí, vừa khỏe vừa giàu ý chí.
Hình ảnh người anh hùng cường tráng trong những câu thơ của Phạm Ngũ Lão mang rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, là nghĩa thực, tả thực về sự trai tráng của quân đội thời Trần, họ vừa có sức khỏe, vừa có tinh thần chiến đấu với lòng trung thành, quyết liệt. Để có được đội quân đắc lực như vậy, chắc chắn người cầm đầu cũng phải rất tài giỏi, có khả chỉ huy tốt. Thứ hai, Phạm Ngũ Lão đã miêu tả rất rõ, rất hoành tráng về đội quân của mình như để ngầm khẳng định với những thế lực thù địch xung quanh về sức mạnh và ý chí quyết tâm chiến đấu nếu đất nước có bị xâm lược. Thứ ba, đây chính là hình mẫu về người anh hùng cho thế hệ trẻ noi theo. Đã là đấng nam nhi, nhất định phải cường tráng, phải đặt trách nhiệm gìn giữ tổ quốc lên hàng đầu. Thế nên, trong hai câu thơ cuối, Phạm Ngũ Lão đã viết:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hẫu”
Dịch thơ:
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
Phạm Ngũ Lão cũng chính là một trong những người anh hùng dũng mãnh kia. Ông đã tự nhắc nhở mình và cũng là nhắc nhở các thế hệ trẻ về sau rằng: Một khi đã là đấng nam nhi, nhất định phải gây dựng được công danh, nhất định phải để lại tiếng thơm cho đời. Nếu không, sẽ thật hổ thẹn mỗi khi nghe chuyện Vũ hầu – tức Gia Cát Lạng. Gia Cát Lạng là một nhân vật lịch sử rất nổi tiếng của Trung Quốc. Phạm Ngũ Lão đã so sánh chí anh hùng với vị tướng này, chứng tỏ ý chí trong ông rất cao, rất quyết liệt. Thế nên ông mới dùng từ “thẹn”. Cái thẹn rất nhân văn, rất ý nghĩa.
Bốn câu thơ tuy ngắn gọn nhưng đã làm người đọc hình dung ra cảnh cả một đội quân vững chãi đang nắm chặt cây giáo trong tay để bảo vệ đất nước. Hễ có quân xâm lược tiến đến, họ sẽ chẳng tiếc máu xương mình mà xông lên chống trả kẻ thù. Nếu không làm được gì cho đất nước, cho nhân dân, họ sẽ chẳng còn dám nhận mình là đấng nam nhi nữa. Thế nên thế hệ trẻ sau này cũng hãy noi theo những tấm gương sáng ấy. Hãy tự đi lên bằng chính đôi chân của mình. Tự gây dựng sự nghiệp cho bản thân chính là đang góp công vào dựng xây đất nước.
Sức truyền tải mãnh liệt của bài thơ lại làm ta nhớ đến những kẻ thân làm đấng nam nhi nhưng lại đang lầm đường lạc lối, không những không xây dựng đất nước mà còn phụ công bao xương máu của thế hệ cha ông xưa. Họ đi vào con đường nghiện ngập, hút trích, trộm cắp, gây nên những cảnh tan nhà của nát. Thời bình mà người chết như thời chiến bởi họ bị giết, bị ám hại. Những kẻ ác nhân làm vậy nghĩa là đã xúc phạm đến những người anh hùng đã chẳng tiếc máu xương mà hi sinh cho Tổ quốc. Một mặt khác, chính những người cầm quyền hiện nay cũng đang mắc không ít sai lầm khi đã nam thô, tham nhũng của dân. Làm vậy là họ cũng đang sống trên xương máu, trên mồ hôi nước mắt cực khổ của dân. Làm vậy cũng là đang đi ngược lại với lời truyền dạy của thế hệ xưa.
Nội dung bài thơ không nhiều nhưng trong từng câu chữ của vị tướng tài giỏi này đều ấn chứa những ý nghĩa sâu sắc. Thời xưa, đất nước nghèo khó, loạn lạc, họ còn luôn giữ mình, luôn rèn luyện sức khỏe và ý chí để bảo vệ đất nước. Còn thời nay, đất nước hòa bình, điều kiện để thế hệ trẻ rèn luyện rất tốt, vậy nên, đừng sa ngã, hãy cùng nhau làm lại, cùng sửa sai. Và những người lãnh đạo cũng vậy, bản thân ai mất mát đều xót, thế nên, đừng ăn xương ăn máu của nhân dân, mà hãy giúp họ nhận lại được những gì xứng đáng với bao giọt mồ hôi nước mắt của mình bỏ ra. Làm được những điều như vậy mới không cảm thấy hổ thẹn khi đọc lại những vần thơ ý nghĩa của vị tướng tài giỏi mang tên Phạm Ngũ Lão.