Soạn bài Cô bé bán diêm lớp 8
() – Anh ( Chị ) hãy soạn bài Cô bé bán diêm lớp 8. ( Bài soạn văn của học sinh giỏi trường THCS Lê Hồng Phong). Đề bài: BÀI SOẠN Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài CÔ BÉ BÁN DIÊM (An-đéc-xen) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về tác giả: ...
() – Anh ( Chị ) hãy soạn bài Cô bé bán diêm lớp 8. ( Bài soạn văn của học sinh giỏi trường THCS Lê Hồng Phong).
Đề bài:
BÀI SOẠN
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
CÔ BÉ BÁN DIÊM
(An-đéc-xen)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
Hanx Cri-xti-an An-đéc-xen sinh năm 1805 mất năm 1875 là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với những câu chuyện viết về thiếu nhi . Dựa trên những câu chuyện cổ tích có thật tác giả đã biến hóa câu chuyện của mình trở thành những câu chuyện mang triết lí nhân văn sâu sắc đồng thời nâng cao tinh thần nhân đạo sâu sắc. Những tác phẩm của ông được nhiều người đón đọc đặc biệt là các em thiếu nhi trên nhiều quốc gia trên thế giới.
Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,…
Những nhân vật trong các tác phẩm của ông thường có hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng thỏa mãn với những cái kết như vậy
2. Về tác phẩm:
Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn nhưng đoạn trích Cô bé bán diêm đã cho thấy một nghệ thuật kể chuyện rất hấp dẫn của An-đéc-xen bằng việc kết hợp các tình tiết và sự sắp xếp, miêu tả hợp lí, thủ pháp lãng mạn phát huy tối đa hiệu quả khiến cho cái chết của cô bé bán diêm tuy rất thương tâm nhưng không bi thảm, để lại nhiều dư vị, cảm xúc tốt đẹp trong lòng độc giả.
a, Trong phần thứ nhất, chúng ta có thể tưởng tượng được hoàn cảnh của cô bé bán diêm: Nhà cửa sa sút, mẹ chết, bà nội qua đời, chỉ còn người bố khó tính hay mắng nhiếc, và đánh đập em. Không những thế căn nhà của em lúc này là một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà, một nơi có lẽ phù hợp để đồ đạc hơn là để sống.Câu chuyện xảy ra vào đêm giao thừa lạnh buốt, khi mà tất cả mọi gia đình quây quần bên nhau để đón một năm mới sang nhưng lúc này chỉ có không gian đường phố lạnh lẽo làm bạn với cô bé. Và vì quá lạnh nên cô bé đã phải nép mình trong góc tường, đói rét đã khiến cô nghĩ và tưởng tượng ra đủ thứ để rồi chết trong niềm hạnh phúc của chỉ cô mới biết được
Trong truyện, nhà văn đã sử dụng các hình ảnh tương phản nhằm làm nổi bật hình ảnh của cô bé và hoàn cảnh của cô trước kia và bây giờ:
– Ngôi nhà trước đây vô cùng đẹp đẽ, xinh xắn, sống đầm ấm với một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà gió lùa lạnh lẽo và vô cùng thiếu thốn
– Cửa sổ mọi nhà sáng rực ấm áp để đối với ngoài đường phố tối ở góc tường lạnh căm , giữa hai ngôi nhà;
– Phố xá sực nức mùi ngỗng quay với cảnh em bé đói rét, ngồi co ro trong góc tường
à nổi bật tình cảnh đáng thương của em bé: người mẹ đã qua đời, người bà đã mất, chỉ còn lại người bố thì luôn luôn mắng nhiếc đánh đập cô. Chung qui lại cô phải sống tự lập và chịu bất hạnh tổn thương ngay chính cả người cha của mình cũng đối xử với cô thậm tệ
b) Những mộng tưởng của cô bé mỗi lần quẹt diêm:
– Lần thứ nhất, đang rét nên "Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng". Khi người ta đói rét thì điều đầu tiên người ta nghĩ tới là một chỗ rất ấm áp và được ăn những món ngon. Cho nên lần quẹt diêm thứ hai xuất hiện"Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay".
– Lần thứ ba trong không khí của giao thừa, cho nên , em ước "một cây thông Nô-en. Cây thông với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng".
– Lần tiếp theo, sau khi tưởng tượng với những khung cảnh và không gian ấm áp em đã nhớ tới người bà của mình và em quẹt tiếp que diêm, "em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em".
– Lần quẹt diêm cuối cùng, vì muốn níu bà ở lại, "em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ càm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi".
Trong số các mộng tưởng ấy, những điều gắn với thực tế là lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Nhưng cũng có những điều thuần tuý chỉ là mộng tưởng. đó là hình ảnh của ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn, thuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em bé, bà em đang mỉm cười với em, bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi…Hình ảnh mang tính chất khơi gợi và càng làm tăng thêm sự thương tâm của hoàn cảnh cô bé. Vì quá đói rét quá buồn và nhớ tới những điều đẹp đẽ mà cô từng có cho nên cô đã quẹt hết diêm để sưởi ấm đồng thời cũng để níu giữ lại những điều tuyệt đẹp nhất mà có lẽ lần cuối cùng trong đời cô được thấy.
c. Những lần tác giả viết về đốt que diêm và những cảnh tượng mà cô bé bán diêm có thể chứng kiến là một lần tác giả để cho cô bé sống trong hanh phúc. Dù hạnh phúc đó chỉ ngắn ngủi và mất đi trong khi que diêm cháy hết thì người ta vẫn thấy một tinh thần nhân đạo cao cả. Cô bé bán diêm cuối cùng cũng chết vì đói rét nhưng cô chết trong vòng tay rộng lớn của người bà và nụ cười viên mãn.