05/02/2018, 11:22

Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Trong văn bản tự sự, để thể hiện được tâm trạng, lời nói của nhân vật thì người viết cần phải sử dụng đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm của nhân vật ấy. Vậy đối thoại và độc thoại khác nhau ở ...

Hướng dẫn soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Trong văn bản tự sự, để thể hiện được tâm trạng, lời nói của nhân vật thì người viết cần phải sử dụng đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm của nhân vật ấy. Vậy đối thoại và độc thoại khác nhau ở điểm nào? Độc thoại nội tâm là như thế nào? Trong bài học ngày hôm nay Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự thuộc chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất. Bài học này yêu cầu các em phải tìm hiểu và nắm chắc được những yếu tố trong đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm của văn bản tự sự. Câu 1: Trả lời: Trong đoạn trích trên, đây là cuộc đối thoại giữa vợ chồng ông Hai. Lời thoại rất ngắn gọn, dồn dập. Có tất cả 3 lượt lời nói của bà Hai nhưng chỉ có 2 lượt đáp lại của ông Hai. Trong lượt đầu tiên, bà Hai đã kêu ông Hai nhưng ông chỉ im lặng. Đến lượt tiếp theo thì bà Hai hỏi ông Hai “ngủ rồi à?” thì ông đáp lại vỏn vẻn “Gì?” như ý muốn nói bà Hai là ông chưa ngủ. Lượt lời thứ 3 thì bà Hai vừa nó chưa dứt câu “Tôi thấy người ta đồn …” thì ông Hai trả lời lại ngay “Biết rồi!”. => Qua các lần đối thoại của vợ chồng ông Hai, ta có thể cảm nhận được tâm trạng của ông Hai lúc ấy rất chán nhường, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, thất vọng vì nghe tin ngôi làng Dầu của mình lại phản nước, theo giặc. Câu 2: Trả lời: Như vậy hôm nay là buổi chia tay cuối cấp của lớp tôi. Ai nấy cũng đều buồn vì sắp tới mỗi đứa mỗi nơi, không biết liệu rằng có được gặp lại nhau nữa hay không. Tôi cũng đang trong tâm trạng bồi hồi thì bất thình lình ở phía sau có giọng nói: - Này, làm gì mà thừ lừ, tâm trạng ra thế. Hôm nay là buổi liên hoan mà, được ăn miễn phí thì phải vui lên chứ. Đó là An, người bạn thân của tôi. Tôi trả lời giọng nghẹn ngào: - Không có gì. Vào bàn thôi. - Tất nhiên cả lớp chúng ta không muốn phải xa nhau vì đã gắn bó với nhau 3 năm học rồi. Nhưng chúng ta phải tiếp tục chặng đường phía trước vì tương lai, vì sự nghiệp chứ. Xa nhau rồi thì mỗi năm cả lớp chúng ta lại hẹn một cái lịch họp lớp là được ấy mà. Nghe An nói xong, tôi nghĩ: - Ừ nhỉ, trong tương lai chắc chắn tất cả lớp chúng ta lại xum vầy, họp lớp thôi mà. Nghĩ rồi, tôi liền vui vẻ, phấn khởi và ngồi vào bàn ăn trò chuyện rôm rả cùng với đám bạn. Trên đây là bài soạn Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, qua bài học này các em đã nắm được những yếu tố, đặc điểm và tầm quan trọng của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Nó giúp thể hiện được nhân vật một cách chân thực, sinh động. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học. Hẹn gặp lại các em. Xem thêm: Soạn bài Chương trình địa phương phần tiếng Việt lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

Trong văn bản tự sự, để thể hiện được tâm trạng, lời nói của nhân vật thì người viết cần phải sử dụng đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm của nhân vật ấy. Vậy đối thoại và độc thoại khác nhau ở điểm nào? Độc thoại nội tâm là như thế nào? Trong bài học ngày hôm nay Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự thuộc chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất. Bài học này yêu cầu các em phải tìm hiểu và nắm chắc được những yếu tố trong đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm của văn bản tự sự.

Câu 1:
Trả lời:
Trong đoạn trích trên, đây là cuộc đối thoại giữa vợ chồng ông Hai. Lời thoại rất ngắn gọn, dồn dập.
Có tất cả 3 lượt lời nói của bà Hai nhưng chỉ có 2 lượt đáp lại của ông Hai. Trong lượt đầu tiên, bà Hai đã kêu ông Hai nhưng ông chỉ im lặng. Đến lượt tiếp theo thì bà Hai hỏi ông Hai “ngủ rồi à?” thì ông đáp lại vỏn vẻn “Gì?” như ý muốn nói bà Hai là ông chưa ngủ. Lượt lời thứ 3 thì bà Hai vừa nó chưa dứt câu “Tôi thấy người ta đồn …” thì ông Hai trả lời lại ngay “Biết rồi!”.
=> Qua các lần đối thoại của vợ chồng ông Hai, ta có thể cảm nhận được tâm trạng của ông Hai lúc ấy rất chán nhường, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, thất vọng vì nghe tin ngôi làng Dầu của mình lại phản nước, theo giặc.

Câu 2:
Trả lời:

Như vậy hôm nay là buổi chia tay cuối cấp của lớp tôi. Ai nấy cũng đều buồn vì sắp tới mỗi đứa mỗi nơi, không biết liệu rằng có được gặp lại nhau nữa hay không. Tôi cũng đang trong tâm trạng bồi hồi thì bất thình lình ở phía sau có giọng nói:
- Này, làm gì mà thừ lừ, tâm trạng ra thế. Hôm nay là buổi liên hoan mà, được ăn miễn phí thì phải vui lên chứ.
Đó là An, người bạn thân của tôi. Tôi trả lời giọng nghẹn ngào:
- Không có gì. Vào bàn thôi.
- Tất nhiên cả lớp chúng ta không muốn phải xa nhau vì đã gắn bó với nhau 3 năm học rồi. Nhưng chúng ta phải tiếp tục chặng đường phía trước vì tương lai, vì sự nghiệp chứ. Xa nhau rồi thì mỗi năm cả lớp chúng ta lại hẹn một cái lịch họp lớp là được ấy mà.
Nghe An nói xong, tôi nghĩ:
- Ừ nhỉ, trong tương lai chắc chắn tất cả lớp chúng ta lại xum vầy, họp lớp thôi mà.
Nghĩ rồi, tôi liền vui vẻ, phấn khởi và ngồi vào bàn ăn trò chuyện rôm rả cùng với đám bạn.

Trên đây là bài soạn Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, qua bài học này các em đã nắm được những yếu tố, đặc điểm và tầm quan trọng của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Nó giúp thể hiện được nhân vật một cách chân thực, sinh động. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học. Hẹn gặp lại các em.

Xem thêm:
0