05/02/2018, 11:22

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Cuộc hội ngộ bất ngờ giữa 4 nhân vật trong truyện Lặng lẽ Sapa. Nguyễn Thành Long là một nhà văn chuyên viết về thể loại truyện ngắn, bút ký mang phong cách nhẹ nhàng, đậm chất thơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ...

Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Cuộc hội ngộ bất ngờ giữa 4 nhân vật trong truyện Lặng lẽ Sapa. Nguyễn Thành Long là một nhà văn chuyên viết về thể loại truyện ngắn, bút ký mang phong cách nhẹ nhàng, đậm chất thơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông đó là Lặng lẽ Sa Pa. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Thành Long đã kể lại kết quả chuyến đi Lào Cai của ông vào mùa hè năm 1970. Truyện kể về cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên giữa 4 nhân vật hoàn toàn khác nhau trên đỉnh núi Yên Sơn. Truyện đã khiến cho nhiều người đọc cảm thấy xúc động, thương cảm cho những người ngày đêm lao động vất vả, hết mình phục vụ vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. Bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long trong chương trình Ngữ văn 9 một cách ngắn gọn. Câu 1: Trả lời:Cốt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” rất đơn giản, kể về cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên chỉ trong vòng 30 phút giữa 4 nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên. Qua cuộc gặp gỡ và trò chuyện của 4 người, tác giả đã khắc họa cho chúng ta thấy hình ảnh anh chàng thanh niên đầy nhiệt huyết, yêu nghề. Cách khắc họa nhân vật anh thanh niên của Nguyễn Thành Long cũng khá độc đáo bởi chúng ta đang hình dung nhân vật anh thanh niên thông qua những suy nghĩ, cái nhìn của ba nhân vật kia: ông họa sĩ, bác lái xe và cô kĩ sư trẻ. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện tuy đơn giản, nhẹ nhàng nhưng khiến người đọc phải suy nghĩ nhiều. Câu 2: Trả lời: Nhân vật anh thanh niên: - Hiếu khách, vui mừng khi có khách đến thăm. - Sống tìm cảm, chu đáo, quan tâm đến người khác: hái hoa, chuẩn bị bữa ăn cho các vị khách, gởi tam thất cho vợ bác lái xe. - Yêu nghề, nhiệt huyết, đam mê và có trách nhiệm với công việc: công việc rất vất vả, phải dậy sớm nhưng anh vẫn chấp hành đúng giờ và nghiêm túc. Anh đã có công rất lớn trong việc giúp cho không quân bắn hạ máy bay địch. - Nơi ở, sinh hoạt của anh thanh niên rất nề nếp, gọn gàng. - Không ngừng học hỏi bằng chứng là cuốn sách mà anh thanh niên đang đọc dở để trên bàn. - Yêu thiên nhiên: dù chỉ sống một mình nhưng anh đã tự trồng cả một vườn hoa thược dược, hoa lay ơn. - Giản dị, khiêm tốn: khi được mọi người khen thì anh thanh niên khiêm tốn, cho rằng vẫn còn nhiều người vất vả, khổ cực và giỏi hơn anh. Câu 3: Trả lời: Dù là nhân vật phụ khi phần lớn chỉ ngồi nghe và suy ngẫm, nhưng nhân vật ông họa sĩ lại mang ý nghĩa rất đặc biệt: - Đam mê nghệ thuật, luôn tìm những vẻ đẹp của cuộc sống đưa vào nghệ thuật. - Là một họa sĩ tài năng, đầy kinh nghiệm với óc quan sát rất tinh tế từ căn phòng cho đến vườn hoa và cả chân dung của anh thanh niên. Câu 4: Trả lời: Qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, tác giả muốn cho chúng ta thấy một góc nhìn khác của cuộc sống. Để có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc như vậy thì có những con người ngày đêm cống hiến, lao động hăng say để bảo vệ, phát triển cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Trên đây là bài soạn Lặng Lẽ Sa Pa, hi vọng qua bài soạn này các em đã nắm được nội dụng cũng như giá trị của bài học. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau. Xem thêm: Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

Cuộc hội ngộ bất ngờ giữa 4 nhân vật trong truyện Lặng lẽ Sapa.

Nguyễn Thành Long là một nhà văn chuyên viết về thể loại truyện ngắn, bút ký mang phong cách nhẹ nhàng, đậm chất thơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông đó là Lặng lẽ Sa Pa. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Thành Long đã kể lại kết quả chuyến đi Lào Cai của ông vào mùa hè năm 1970. Truyện kể về cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên giữa 4 nhân vật hoàn toàn khác nhau trên đỉnh núi Yên Sơn. Truyện đã khiến cho nhiều người đọc cảm thấy xúc động, thương cảm cho những người ngày đêm lao động vất vả, hết mình phục vụ vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. Bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long trong chương trình Ngữ văn 9 một cách ngắn gọn.

Câu 1:
Trả lời:
  • Cốt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” rất đơn giản, kể về cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên chỉ trong vòng 30 phút giữa 4 nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên. Qua cuộc gặp gỡ và trò chuyện của 4 người, tác giả đã khắc họa cho chúng ta thấy hình ảnh anh chàng thanh niên đầy nhiệt huyết, yêu nghề.
  • Cách khắc họa nhân vật anh thanh niên của Nguyễn Thành Long cũng khá độc đáo bởi chúng ta đang hình dung nhân vật anh thanh niên thông qua những suy nghĩ, cái nhìn của ba nhân vật kia: ông họa sĩ, bác lái xe và cô kĩ sư trẻ.
  • Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện tuy đơn giản, nhẹ nhàng nhưng khiến người đọc phải suy nghĩ nhiều.

Câu 2:
Trả lời:
Nhân vật anh thanh niên:
- Hiếu khách, vui mừng khi có khách đến thăm.
- Sống tìm cảm, chu đáo, quan tâm đến người khác: hái hoa, chuẩn bị bữa ăn cho các vị khách, gởi tam thất cho vợ bác lái xe.
- Yêu nghề, nhiệt huyết, đam mê và có trách nhiệm với công việc: công việc rất vất vả, phải dậy sớm nhưng anh vẫn chấp hành đúng giờ và nghiêm túc. Anh đã có công rất lớn trong việc giúp cho không quân bắn hạ máy bay địch.
- Nơi ở, sinh hoạt của anh thanh niên rất nề nếp, gọn gàng.
- Không ngừng học hỏi bằng chứng là cuốn sách mà anh thanh niên đang đọc dở để trên bàn.
- Yêu thiên nhiên: dù chỉ sống một mình nhưng anh đã tự trồng cả một vườn hoa thược dược, hoa lay ơn.
- Giản dị, khiêm tốn: khi được mọi người khen thì anh thanh niên khiêm tốn, cho rằng vẫn còn nhiều người vất vả, khổ cực và giỏi hơn anh.

Câu 3:
Trả lời:
Dù là nhân vật phụ khi phần lớn chỉ ngồi nghe và suy ngẫm, nhưng nhân vật ông họa sĩ lại mang ý nghĩa rất đặc biệt:
- Đam mê nghệ thuật, luôn tìm những vẻ đẹp của cuộc sống đưa vào nghệ thuật.
- Là một họa sĩ tài năng, đầy kinh nghiệm với óc quan sát rất tinh tế từ căn phòng cho đến vườn hoa và cả chân dung của anh thanh niên.

Câu 4:
Trả lời:
Qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, tác giả muốn cho chúng ta thấy một góc nhìn khác của cuộc sống. Để có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc như vậy thì có những con người ngày đêm cống hiến, lao động hăng say để bảo vệ, phát triển cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
Trên đây là bài soạn Lặng Lẽ Sa Pa, hi vọng qua bài soạn này các em đã nắm được nội dụng cũng như giá trị của bài học. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.

Xem thêm:
0