05/02/2018, 11:22

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Như vậy hiện tại các em đã học được gần 2/3 chương trình Ngữ văn 9 trong học kì 1, và ở những bài học sắp tới chúng ta sẽ bắt đầu ôn tập các kiến thức đã được học. Trong bài học ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em ...

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Như vậy hiện tại các em đã học được gần 2/3 chương trình Ngữ văn 9 trong học kì 1, và ở những bài học sắp tới chúng ta sẽ bắt đầu ôn tập các kiến thức đã được học. Trong bài học ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9. Cụ thể ở bài soạn này, các em sẽ ôn lại những kiến thức tiếng việt đã được học gồm: các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Các phương châm hội thoại Câu 1: Trả lời:Phương châm về lượng: trong giao tiếp phải đưa ra nội dung phù hợp, không thừa hay thiếu thông tin. Phương châm về chất: chỉ nói những thông tin mà mình tin hoặc thông tin được xác nhận. Phương châm quan hệ: nội dung nói phải đúng đề tài. Phương châm cách thức: nội dung giao tiếp phải ngắn gọn, người nghe dễ hiểu. Phương châm lịch sự: giao tiếp phải thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với người khác. Câu 2: Trả lời: Ví dụ: Thầy giáo dạy Địa hỏi học sinh: - Em hãy trình bày nguyên nhân hình thành nên sóng biển? - Thưa thầy, sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu, em cũng không biết nữa. => Vi phạm phương châm về chất. Xưng hô trong hội thoại Câu 1: Trả lời: Hệ thống Tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, đặc biệt là trong xưng hô giao tiếp. Trong tiếng việt, khi xưng hô chúng ta phải chú ý đến đối tượng, tình huống để giao tiếp làm sao thích hợp nhất. Câu 2: Trả lời: Xưng khiêm, hô tôn: đó là cách mà người nói sẽ thể hiện sự kính trọng với người đối thoại, và khiêm tốn về bản thân mình. Trong thời phong kiến, người xưa thường gọi người đối thoại rất thành kính là: đại nhân, bệ hạ, … Còn họ tự xưng là: thảo dân, bần tăng, … Hoặc trong họ hàng, mặc dù có nhiều người ít tuổi hơn mình nhưng mình vẫn phải gọi thưa bằng anh chị. Câu 3: Trả lời: Trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến từ ngữ xưng hô vì: - Nó thể hiện được bản thân là người có tri thức, học hành đàng hoàng. - Thể hiện sự tôn trọng, thành kính với người khác. - Nếu như xưng hô không phù hợp thì bạn sẽ bị người khác đánh giá là thiếu văn hóa, mất dạy, hỗn xược, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và nhiều việc liên quan khác. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Câu 1: Trả lời: Cách dẫn trực tiếp:Nhắc lại nguyên lời nói, ý của nhân vật. Dùng dấu hai chấm để bắt đầu trình bày và thường có sử dụng dấu ngoặc kép trong lời nói, ý của nhân vật. Cách dẫn gián tiếp:Cũng nhắc lại lời nói, ý của nhân vật nhưng có thay đổi một chút về từ ngữ, nhưng không làm thay đổi nội dung của câu. Không sử dụng dấu hai chấm và không đặt trong dấu ngoặc kép. Trên đây là bài soạn Ôn tập phần Tiếng Việt, qua bài học này các em đã phần nào củng cố được kiến thức tiếng Việt trong học kì 1 lớp 9 về các phương châm hôi thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học. Hẹn gặp lại va chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

Như vậy hiện tại các em đã học được gần 2/3 chương trình Ngữ văn 9 trong học kì 1, và ở những bài học sắp tới chúng ta sẽ bắt đầu ôn tập các kiến thức đã được học. Trong bài học ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9. Cụ thể ở bài soạn này, các em sẽ ôn lại những kiến thức tiếng việt đã được học gồm: các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

Các phương châm hội thoại
Câu 1:
Trả lời:
  • Phương châm về lượng: trong giao tiếp phải đưa ra nội dung phù hợp, không thừa hay thiếu thông tin.
  • Phương châm về chất: chỉ nói những thông tin mà mình tin hoặc thông tin được xác nhận.
  • Phương châm quan hệ: nội dung nói phải đúng đề tài.
  • Phương châm cách thức: nội dung giao tiếp phải ngắn gọn, người nghe dễ hiểu.
  • Phương châm lịch sự: giao tiếp phải thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với người khác.
Câu 2:
Trả lời:
Ví dụ:
Thầy giáo dạy Địa hỏi học sinh:
- Em hãy trình bày nguyên nhân hình thành nên sóng biển?
- Thưa thầy, sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu, em cũng không biết nữa.
=> Vi phạm phương châm về chất.

Xưng hô trong hội thoại
Câu 1:
Trả lời:
Hệ thống Tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, đặc biệt là trong xưng hô giao tiếp. Trong tiếng việt, khi xưng hô chúng ta phải chú ý đến đối tượng, tình huống để giao tiếp làm sao thích hợp nhất.
Câu 2:
Trả lời:
Xưng khiêm, hô tôn: đó là cách mà người nói sẽ thể hiện sự kính trọng với người đối thoại, và khiêm tốn về bản thân mình.
Trong thời phong kiến, người xưa thường gọi người đối thoại rất thành kính là: đại nhân, bệ hạ, … Còn họ tự xưng là: thảo dân, bần tăng, …
Hoặc trong họ hàng, mặc dù có nhiều người ít tuổi hơn mình nhưng mình vẫn phải gọi thưa bằng anh chị.
Câu 3:
Trả lời:
Trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến từ ngữ xưng hô vì:
- Nó thể hiện được bản thân là người có tri thức, học hành đàng hoàng.
- Thể hiện sự tôn trọng, thành kính với người khác.
- Nếu như xưng hô không phù hợp thì bạn sẽ bị người khác đánh giá là thiếu văn hóa, mất dạy, hỗn xược, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và nhiều việc liên quan khác.

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Câu 1:
Trả lời:
Cách dẫn trực tiếp:
  • Nhắc lại nguyên lời nói, ý của nhân vật.
  • Dùng dấu hai chấm để bắt đầu trình bày và thường có sử dụng dấu ngoặc kép trong lời nói, ý của nhân vật.
Cách dẫn gián tiếp:
  • Cũng nhắc lại lời nói, ý của nhân vật nhưng có thay đổi một chút về từ ngữ, nhưng không làm thay đổi nội dung của câu.
  • Không sử dụng dấu hai chấm và không đặt trong dấu ngoặc kép.

Trên đây là bài soạn Ôn tập phần Tiếng Việt, qua bài học này các em đã phần nào củng cố được kiến thức tiếng Việt trong học kì 1 lớp 9 về các phương châm hôi thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học. Hẹn gặp lại va chúc các em học tốt.

Xem thêm:
0