02/06/2017, 13:19

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Soan bai Chuyen nguoi con gai Nam Xuong – Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả Nguyễn Dữ quê ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là người học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. – Ông ...

Soan bai Chuyen nguoi con gai Nam Xuong – Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả Nguyễn Dữ quê ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là người học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. – Ông sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đấy nước có nhiều biến động, một xã hội chế độ phong kiến mục nát, thối dữa. Khi ông đỗ hương lên làm quan Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm ...

– Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ
I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
1. Tác giả

Nguyễn Dữ quê ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là người học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
– Ông sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đấy nước có nhiều biến động, một xã hội chế độ phong kiến mục nát, thối dữa. Khi ông đỗ hương lên làm quan Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi xin lui về ở ẩn dật.Đó là thái độ của ông trước thời cuộc, một người tài ba có tư tưởng tiến bộ nhưng xã hội đưa đẩy ông đi và không gặp thời, ông chán nản.

2. Tác phẩm

– Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ “Truyền kì mạn lục” – là ghi chéo tản mạn về những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. Truyền kì mạn lục được coi là “Thiên cổ kì bút” áng văn ngàn đời, là một kiệt tác mà Nguyễn Dữ đã mang hết tâm huyết, xương máu cũng như tình yêu thương, nhân ái của mình gửi gắm trong đó.
– Nhân vật mà Nguyễn Dữ lựa chọn thường là những người phụ nữ đức hạnh luôn khao khát sự bình yên hạnh phúc nhưng do những lễ giáo, lễ nghi phong kiến đã ép họ vào những bước đường cùng nghiệt ngã. Hay một kiểu nhân vật nữa chính là những người có tri thức nhưng khồn chịu bó buộc bởi vòng danh lợi nên chọn cuộc sống ẩn dật để trọn cho mình cuộc sống thanh cao không vết bùn đen, giống với ông vậy.
– Chuyện người con gái Nam Xương là truyền thứ 16. Chuyện được bắt nguồn từ một truyện cổ tích Việt Nam là “Vợ chàng Trương” song về những tình tiết và nội dung có khác nhau về kết cấu phức tạp và nhiều chi tiết đắt giá hơn.

3. Tóm tắt văn bản

Xưa kia có chàng trai tên Trương Sinh vì nghĩa nước khi có giặc đến chàng phải đầu quân đi lính, để lại người mẹ già cùng vợ tên Vũ Nương bụng mang dạ chửa ở lại. Ít lâu sau người mẹ mắc bệnh nặng rồi qua đời, Vũ Nương chọn chữ hiếu đã lo ma chay cho mẹ chu tất. Đến khi giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con trai thơ dại mà nghi ngờ vợ không chung thủy. Mặc cho lời giải thích của Vũ Nương, Trương Sinh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, chịu cảnh oan ức, nàng liền gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ mất, một đêm nọ hai cha con Trương Sinh ngồi bên ánh đèn, đứa con liền chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là người cha vẫn đến đêm đêm với mẹ con con.Trương Sinh ngỡ ra sự thật biết mình đã trách oan vợ. Rồi Phan lang gặp được Vũ Nương dưới thủy cung, theo lời của Vũ Nương chàng về kể mọi việc cho Trương Sinh nghe. Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ bên dòng sông Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên nhưng nàng không về trần gian được nữa.

4. Bố cục: gồm ba phần

– Phần 1: Từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”: cuộc hôn nhân gữa Trương Sinh và Vũ Nương, Vũ Nương người con gái có phẩm chất, đức hạnh tốt đẹp.
– Phần 2: Tiếp đến “những việc trót đã qua rồi”: Nỗi oan của Vũ Nương.
– Phần 3: còn lại: Vũ Nương được giải oan.


II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật Vũ Nương

* Đặt Vũ Nương vào quan hệ vợ chồng:

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã giới thiệu Vũ Nương là một người có “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Là một người con gái hoàn hảo, biết lo trước lo sau, đảm nhiệm tốt trách nhiệm của một người vợ. Trương Sinh có tính đa nghi nhưng nàng vẫn dịu dàng tìm cách hòa hợp, không làm gì để Trương Sinh phật ý, Vũ Nương “ giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải thất hòa”. Đó là một hình ảnh của người phụ nữ hiền hậu.

* Đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li để nhân vật của mình bộc lộ được tình nghĩa thắm thiết:

Khi Trương Sinh phải tòng quân đi lính, để lại ở nhà người mẹ già và vợ Vũ Nương bụng mang dạ chửa. Nhưng Vũ Nương không chỉ không buồn rầu mà còn động viên chồng rằng : “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. […] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” Đó là tấm lòng bao dung hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ cho nghĩa lớn, tấm lòng của Vũ Nương thật đáng ca ngợi.

* Đặt Vũ Nương vào hoàn cảnh xa chồng, nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già để thể hiện được rằng Vũ Nương là một người vợ chung thủy, yêu chồng tha thiết: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” Nàng cũng là một nàng dâu hiếu thảo, ngoan hiền, coi mẹ chồng như cha mẹ đe của mình cậy, tận tình chăm lo, thuốc thang khi mẹ ốm:

“Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.” Khi mẹ mất “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”.

* Đặt Vũ Nương vào hoàn cảnh đặc biệt đó là bị chồng nghi oan:

Trong tình huống này tác giả muốn phẩm chất của Vũ Nương được bộc lộ một cách sâu sắc nhất, tấm lòng son sắt, thủy chung vẫn được giữ nguyên cho dù trong bất kì hoàn cảnh nào đi nữa. Khi bị chồng nghi oan, đánh đuổi dù tủi cực đến nhường nào nhưng Vũ Nương vẫn trọn lòng tình nghĩa một lòng yêu thương chồng, minh oan cho mình, thuyết phục chồng, lời than thở đau đớn vì oan nghiệt. Những câu đối thoại của Trương Sinh cùng Vũ Nương thể hiện gay cấn, sự một mực nghi oan cho vợ của chàng Trương và những lời cố gắng thanh minh của Vũ Nương. Rồi để trọn tấm lòng chung trinh, Vũ Nương đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Hành động ấy của Vũ Nương cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh của người phụ nữ rất quyết liệt, mạnh mẽ.

Tất cả trong một diễn biến một loạt những hoàn cảnh, tình huống khác nhau tác gải đã khắc họa đậm nét nhân vật Vũ Nương của mình. Một người phụ nữ hiền dịu, hiếu thảo, nết na, một người vợ chung thủy, yêu thương chông hết mực và hơn hết là một người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh quyết bảo vệ đến cùng.

2. Nhân vật Trương Sinh

Tác giả đã xây dựng nhân vật Trương Sinh với những tính cách rõ nét: : “đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.”Vì tính hay ghem nên chỉ vì nghe lời con trẻ “Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.”Chàng nhất quyết bảo thủ suy nghĩ của mình không nghe những lời giải thích của Vũ Nương vậy mà đã đánh đuổi Vũ Nương đi. Chính chàng đã đẩy Vũ Nương đến con đường cùng, giải thoát bằng cái chết, một kết cục bi thương.

3. Đặc sắc mới của tác phẩm

Tuy dựa trên cốt truyện cổ tích dân gia Việt Nam (Vợ chàng Trương) nhưng đến “ Chuyện người con gái Nam Xương” đã cho ta thấy được những yếu tố mới mẻ, tinh tế, bất ngờ hơn. Những yếu tố kì ảo được mang vào làm câu chuyện thêm phần hấp dẫn, lí thú hơn.Tác gỉa đã dẫn dắt câu chuyện cơ mở đầu, diễn biến, cao trào, thắt nút, mở nút, cởi nút, kết thúc rất sinh động. Cách sử dụng đối thoại hay độc thoại nội tâm của nhân vật thể hiện đặc sắc trong cách xây dựng nhân vật cảu Nguyễn Dữ.

Đặc sắc nhất khi Nguyễn dữ đưa yếu tố kì ảo vào phần cuối kết thúc khiến câu chuyện trở nên lung linh, hư ảo. Đó cũng là đặc điểm chung của thể loại truyền kì trung đại. Thậm chí Nguyễn Dữ còn kết hộ yếu tố kì ảo xen lẫn yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện ( các yếu tố tả thực: địa danh, thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, miêu tả chân dung nhân vật, khung cảnh…)

0