Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ
Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( trích Vũ trung tùy bút) của Phạm Đình Hổ I. Giới thiệu tác giả tác phẩm 1. Tác giả Phạm Đình Hổ sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu cử nhân. Từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ ra chí rằng: “Làm người con trai phải lập thân hành ...
Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( trích Vũ trung tùy bút) của Phạm Đình Hổ I. Giới thiệu tác giả tác phẩm 1. Tác giả Phạm Đình Hổ sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu cử nhân. Từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ ra chí rằng: “Làm người con trai phải lập thân hành đạo…Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời…”.Ông sinh ra và lớn lên trong thời cuộc có nhiều biến loạn, vì thế ông mang tư tưởng ẩn cư, không muốn cuốn vào vòng xoáy quan ...
Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( trích Vũ trung tùy bút) của Phạm Đình Hổ
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm
1. Tác giả
Phạm Đình Hổ sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu cử nhân. Từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ ra chí rằng: “Làm người con trai phải lập thân hành đạo…Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời…”.Ông sinh ra và lớn lên trong thời cuộc có nhiều biến loạn, vì thế ông mang tư tưởng ẩn cư, không muốn cuốn vào vòng xoáy quan quyền.
2. Tác phẩm
“ Vũ trung tùy bút” – tác phẩm văn xuôi ghi lại hiện thực đen tối của nước ta thời phong kiến loạn lạc đó, những văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, địa lí được thể hiện một cách rõ nét qua ngòi bút của ông. Lối ghi chép thoải mái, rất tự nhiên.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hậu cần
Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hậu cần được miêu tả thông qua những cảnh và những chi tiết cụ thể như:
– Chúa Trịnh cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi thỏa ý “thích chơi đèn đuốc” và để thỏa thú ngao du vô độ của mình. Đây là những hành động hao phí tiền của quá xa xỉ.
– Việc thu sản vật, thứ quý, việc thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ, việc bày vẽ trang trí trong phủ gây nhiều phiền nhiễu, tốn kém.
– Những cuộc ăn chơi, những cuộc bài trì dạo chơi của chúa Trịnh không cần biết đến bất cứ điều gì chỉ cần biết đến việc thỏa mãn những nhu cầu các nhân của mình. Việc dân chúng ngoài kia biết bao người đang chết rét, chết đói thì ông phó mặc.
* Nghệ thuật miêu tả: Vừa cụ thể vừa chân thực.
* Ý nghĩa đoạn văn: Tác giả đã bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh, đặc biệt trong việc miêu tả cảnh vương phủ chúa:“Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.” Tác giả qua lời văn của mình cũng cảnh báo được trước những sự việc, phê phán một thói ăn chơi, hưởng lạc sa hoa mà dẫm đạp lên những công sức, mồ hôi, nước mắt của nhân dân. “Triệu Bất Tường” đó là sự cảnh báo điềm không may của tác giả khi đứng trước thời cuộc, đất nước sẽ suy vong khi rơi vào tay một vị chua như thế này và quả không sai đúng như dự báo kết cục sau khi Trịnh Vương mất.
2. Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận: Bọn quan lại được chúa sủng ái đã “nhờ gió bẻ măng”, nhũng nhiễu, vớ vét của dân bằng những thủ đoạn bỉ ổi, trắng trợn, lại vừa ăn cướp vừa la làng : “Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khiếu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dậm dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà huỷ tường để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.”.
Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả rất chân thực đó là việc sảy ra đối với chính nhà mình “Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi”. Đó là một cách tăng tính thuyết phục người đọc cũng như cho thấy thực tế những hành động ngang ngược, trắng trợn đó như thế nào. Qua đó gửi gắm được cảm xúc của chính tác giả, một nỗi đau cho chính mình và cho cả dân chúng, đất nước.
3. So sánh thể tùy bút và thể truyện qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và Chuyện người con gái Nam Xương.
– Truyện là một thể loại nói về hiện thực cuộc sống được phản ánh thông qua những số phận con người cụ thể chính vì vậy nên thường có nhân vật và cốt truyện, được trình bày có mở có két, có diễn biến có kết thúc và nhân vật trong truyện cũng được xây dựng có những đặc điểm, tính cách riêng. Truyện cũng có thể có những chi tiết hoang đường.
– Tùy bút là thể văn dùng để ghi chép về con người, sự việc cụ thể, hiện thực qua đó bộc lộ thái độ, tình cảm của tác giả về con người và cuộc sống. Trong thể tùy bút này việc ghi chép có thể tản mạn, không có kết cấu nhưng vẫn theo tư tưởng, cảm xúc của tác giả.