Soạn bài cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
SOẠN BÀI CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC Câu hỏi: Đọc bài văn (SGK. tr. 146,147) và trả lời câu hỏi: a- Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó. b- Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng ...
SOẠN BÀI CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC Câu hỏi: Đọc bài văn (SGK. tr. 146,147) và trả lời câu hỏi: a- Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó. b- Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn. Gợi ý: a- Bài văn viết về bài ca dao: ...
SOẠN BÀI CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Câu hỏi: Đọc bài văn (SGK. tr. 146,147) và trả lời câu hỏi:
a- Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.
b- Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.
Gợi ý:
a- Bài văn viết về bài ca dao:
“Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ”.
b- Trong bài viết, tác giả đã bộc lộ cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngầm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Do vậy đã khơi gợi ở lòng người đọc những tình cảm, cảm xúc nhất định, điều đó được thể hiện như sau:
- Yếu tố tưởng tượng được thông qua chi tiết: “cảnh minh hoạ trong bài học có bóng một người đội khăn mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời sao lấp lánh. Bên cái cầu rửa bên bờ ao tối mờ mờ”; “tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rinh trước gió... Và chính bóng người chỉ thây đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện”.
- Yếu tố hồi tưởng: “Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen của tôi, có thế là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở phương xa đang hướng về cố hương”.
- Yếu tô' suy ngẫm: “Mong đợi và nhớ thương không tỏ rõ là ai, mong đợi gì, mà sao vần thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, bâng khuâng da diết vô cùng”; “vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế”.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên uỉêt nhăn buổi mới về quê, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
Gợi ý:
HS có thế lựa chọn một trong số các bài thơ trên để phát biểu cảm nghĩ. Các em có thể tham khảo bài tại đây.
Bài tập 2. Các bạn có thể tham khảo bài lập dàn ý cho bài của Hạ Tri Chương tại đây.