06/06/2017, 14:54

Soạn bài bánh trôi nước

SOẠN BÀI BÁNH TRÔI NƯỚC CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG Câu hỏi 1: Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thế thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy? Gợi ý: Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương thuộc thế thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật vì bài thơ có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ, trong bài ở tiếng cuối câu 1, câu 2, câu 4 ...

SOẠN BÀI BÁNH TRÔI NƯỚC CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG Câu hỏi 1: Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thế thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy? Gợi ý: Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương thuộc thế thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật vì bài thơ có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ, trong bài ở tiếng cuối câu 1, câu 2, câu 4 hiệp vần với nhau (tròn, non, son). Câu hỏi 2: Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bành trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ ...

SOẠN BÀI BÁNH TRÔI NƯỚC CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

Câu hỏi 1: Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thế thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Gợi ý:

Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương thuộc thế thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật vì bài thơ có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ, trong bài ở tiếng cuối câu 1, câu 2, câu 4 hiệp vần với nhau (tròn, non, son).

Câu hỏi 2: Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bành trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xă hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a- Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đả được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.

b- Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý các cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.

c- Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? 

Gợi ý:

Bài thơ bánh trôi nước có 2 lớp nghĩa:

a- Với lớp nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được tác giả miêu tả có màu trắng, được nặn thành viên tròn, bên trong có nhân đường đỏ. Khi nhào bột nhiều nước sẽ làm cho bánh nát (nhão), ít nước sẽ làm cho bánh cứng (rắn). Khi luộc, bánh chìm xuống, khi chín, bánh nổi lên.

b- Với lớp nghĩa thứ hai, thông qua việc tả thực cái bánh trôi đế nói về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bằng các từ ngữ trắng, tròn có thế hình dung đây là một người phụ nữ rất xinh đẹp, trong trắng với một vẻ đẹp tinh khiết và hoàn hảo. Tuy vậy, cuộc đời của họ lại chịu số phận đắng cay: thân phận chìm nổi bấp bênh “bảy nối ba chìm” và không được làm chủ cuộc đời của mình, phải sông phụ thuộc vào kẻ khác “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Thế nhưng người phụ nữ vẫn giữ vừng tấm lòng thuỷ chung son sắt “mà em vần giữ tấm lòng son”.

Như vậy, hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ hiện lên vừa đẹp, với tự tin, bản lĩnh trước cuộc đời dù qua bao sóng gió vùi dập nhưng họ vẫn tin vào phẩm giá trong sạch của mình.

c- Với hai lớp nghĩa trên, nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ) có vai trò quyết đinh giá trị của bài thơ bởi vì: bài thơ không đơn thuần chĩ là việc tả thực chiếc bánh trôi nước mà thông qua đó, tác giả Hồ Xuân Hương với tình cảm trân trọng muôn ca ngợi phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa, đồng thời bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nối của họ.

 

LUYỆN TẬP

Bài tập, Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 bắt đầu bằng hai từ “thân em”. Từ đó tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao- dân ca.

Gợi ý:

Những câu hát than thân bắt đầu bằng hai từ “thân em”.

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Những câu hát than thân thuộc ca dao và bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đều biểu hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là niềm cảm thương cho thân phận chín nổi của họ trước những sóng gió của cuộc đời, họ không có quyền quyết định cuộc đời của mình mà phải lệ thuộc vào người khác.

0