Soan bài điệp ngữ
SOẠN BÀI ĐIỆP NGỮ I- ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ Câu hỏi: Ớ khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì? Gợi ý: Trong bài Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh, ở khổ thơ đầu và cuối có sự lặp đi lặp lại ...
SOẠN BÀI ĐIỆP NGỮ I- ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ Câu hỏi: Ớ khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì? Gợi ý: Trong bài Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh, ở khổ thơ đầu và cuối có sự lặp đi lặp lại của các từ ngừ như sau: - Từ “nghe” lặp lại 3 lần ở khố đầu. - Từ “vì” lặp lại 4 lần ở khổ cuối. Việc lặp lại các từ ngữ như trên có tác dụng: nhấn ...
SOẠN BÀI ĐIỆP NGỮ
I- ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ
Câu hỏi: Ớ khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?
Gợi ý:
Trong bài Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh, ở khổ thơ đầu và cuối có sự lặp đi lặp lại của các từ ngừ như sau:
- Từ “nghe” lặp lại 3 lần ở khố đầu.
- Từ “vì” lặp lại 4 lần ở khổ cuối.
Việc lặp lại các từ ngữ như trên có tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa và nhấn mạnh mục đích, chiến đấu cua người cháu - người chiến sĩ. Qua đó làm nổi bật ý: đó là tình yêu thương biết ơn bà của tác giả và tình yêu quê hương đất nước.
II. CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ
Câu hỏi: So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ (SGK, tr.151). Tìm đặc điểm của mỗi dạng.
Gợi ý:
- Trong khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa:
Điệp từ “nghe” được nhắc đi nhắc lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ. Đây là dạng điệp ngữ cách quãng.
- Trong VD.a (SGK, tr.152), các từ: rất lâu, rất lâu; khăn xanh, khăn xanh; thương em, thương em, thương em được lặp đi lặp lại liên tục, tiếp nôi với nhau. Đây là dạng điệp ngữ nốì tiếp.
- Trong VD.b (SGK, tr.152), các từ: thấy, ngàn dâu đứng cuối các câu thơ và được lặp lại ở đầu câu thơ tiếp theo. Đây là dạng điệp ngữ chuyến tiếp (điệp ngữ dạng vòng).
LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Gợi ý:
Trong đoạn văn thứ nhất, cụm từ: “một dân tộc đã gan góc”, “dân tộc đó phải được” đều được lặp lại 2 lần. Nhằm nhân mạnh sự kiên cường, bền bỉ trong chiến đâu chông ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, khẳng định chân lí dân tộc ta có quyền tự do, đất nước ta là nước độc lập. Sự lặp lại đó còn tạo ra giọng điệu hùng hồn, đanh thép cho bài viết.
Ở bài ca dao thứ hai, từ trông được lặp đi lặp lại 9 lần nhằm nhấn mạnh nỗi lo lắng nhiều bề của người dân trong sản xuất nông nghiệp và gửi gắm vào đó niềm hi vọng về một ngày mùa bội thu.
Bài tập 2. Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là điệp ngữ dạng gì?
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. .
Gợi ý:
Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng các dạng điệp ngữ sau:
- Điệp ngữ cách quãng: xa nhau.
- Điệp ngữ dạng vòng: một giấc mơ.
Bài tập 3.
a- Theo em, đoạn văn trong SGK, tr.153, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biếu cảm hay không?
b- Em hãy chữa lại đoạn văn trên cho tốt hơn.
Gợi ý:
a- Với đoạn văn trên, một số từ ngữ được lặp đi lặp lại không có tác dụng biểu cảm, đó chỉ là sự trùng lặp vô ích nên đã làm cho đoạn văn trở nên lộn xộn, rườm rà.
b- Có thế sửa lại đoạn văn trên như sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn, ơ đó trồng rất nhiều loài hoa. Nào là hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền và cả hoa lay ơn nữa. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, em hái hoa tặng mẹ và chị.
Bài tập 4. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Trao đổi bài viết với các bạn khác. Nêu nhận xét về cách dùng điệp ngữ trong bài của bạn.
Gợi ý:
HS viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ với chủ đề tự chọn. Các em có thể tham khảo đoạn văn sau:
Bầu trời đang trong xanh không một gợn mây, bỗng từ đâu mây đen ùn ùn kéo đến làm đen kịt cả một góc trời. Bồm bộp, mưa rơi trên mái nhà, mưa ào ào rơi xuống sân, rồi mưa ầm ầm như thác đổ. Cả không gian chìm ngập trong một màu trắng xoá. Lát sau, tạnh mưa hẳn. Trời lại tươi sáng như ban nãy. Cây cối như vừa được tắm gội thoả thích, mọi vật như bừng tỉnh. Tất cả đều lộ rõ một vẻ tươi tắn, đáng yêu và tràn đầy sức sống.