02/06/2017, 13:17

Soạn bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm ngữ văn 12

Soạn bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm ngữ văn 12 I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả. – Hoàng Cầm quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ nhỏ ông sống trong không khí dân ca, từ rất sớm ông đã biết làm thơ và ngâm thơ hay. – Hoàng ...

Soạn bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm ngữ văn 12 I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả. – Hoàng Cầm quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ nhỏ ông sống trong không khí dân ca, từ rất sớm ông đã biết làm thơ và ngâm thơ hay. – Hoàng Cầm – nhà thơ Kinh Bắc với tài hoa và tâm của mình sau khi ông tham gia cách mạng, tham gia quân đội thì ông càng hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến. – Tác ...


I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
1. Tác giả.

– Hoàng Cầm quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ nhỏ ông sống trong không khí dân ca, từ rất sớm ông đã biết làm thơ và ngâm thơ hay.
– Hoàng Cầm – nhà thơ Kinh Bắc với tài hoa và tâm của mình sau khi ông tham gia cách mạng, tham gia quân đội thì ông càng hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến.
– Tác phẩm của ông đa dạng về thể loại: thơ, kịch thơ, văn xuôi.


2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác

Một đêm khi Hoàng Cầm trực tiếp nghe được tin giặc tiến đánh quê hương mình, ông đã nghẹn ngào xúc động viết bài thơ này.


b. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Là nỗi niềm đau xót khi nhớ về quê hương, đất nước của chính tác giả.

II. Tìm hiểu nội dung tác phẩm
1. Mười câu thơ đầu: Cái nhìn toàn cảnh từ “Bên này” về “ Bên kia sông Đuống”

– Bài thơ được Hoàng Cầm viết lại bằng những hoài niệm, những kỉ niệm về miền quê của ông. Nơi chôn rau cắt rốn đã gắn liền trong kí ức của tác giả không thể quên. Bằng tình yêu thương với quê hương khi nghe thấy chính quê hương bị giặc tiến đánh tàn phá lòng ông đau như cắt, nước mắt cứ trào lên, nghẹn lại.

– Nhà thơ đã bộc lộ nỗi nhớ về quê hương qua những câu thơ đầy xúc động, mang những tâm tư sâu lắng:

Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống

Câu thơ vừa nhẹ nhàng, vừa nói lên tâm trạng của nhân vật trữ tình, nỗi buồn sao mà day dứt, bịn rịn biết mấy.

– Nhớ về dòng sông hiền hòa, tỏa sáng lấp lánh: “ngày xưa cát trắng phẳng lì. Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”. Hoàng Cầm đã rất tinh tế sáng tạo nên hình ảnh con sông Đuống “ Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Câu thơ muốn nhấn mạnh con sông Đuống anh hùng đi theo cuộc kháng chiến đến cùng hết thời kì này đến thời kì khác, con sông đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử của dân tộc ta. Và đến nay sông Đuống vẫn nằm đó, nó cũng như biết đau nỗi đau chung khi quê hương lần nữa tiến đánh.

– Hoàng Cầm nhớ về những cảnh vật bên kia sông tươi đẹp, tràn đầu sự sống (xanh xanh…biêng biếc). Những vẻ đẹp của quê hương luôn được nhà thơ in vào trong kí ức không bao giwof quê, những vẻ đẹp bình dị, mộc mạc.

– Khi nhà thơ nghe được tin quê mình bị giặc tiến đánh thì nỗi đau đớn xót xa tiếc nhớ khi vùng quê tươi đẹp thuở nào, rất bình yên lại vắng lặng, lo âu ( Đứng bên này sông sao nhớ tiếc. Sao xót xa như rụng bàn tay.)

-> Đoạn thơ đặc tả thể hiện nỗi đau đớn xót xa khi quê hương bị giặc tàn phá và đây cũng cả cảm xúc tuôn chảy trong suốt bài thơ của Hoàng Cầm.

2. Đoạn tiếp: Hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp và đau xót vì hiện thực mất mát ( Bên kia sông Đuống…Những chuyện muôn đời không nói năng)
– Khi nhà thơ tưởng nhớ về quê mình ông không khỏi tự hào về những sản vật, những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương “ Quê hương ta…giấy điệp”

– Tác giả sử dụng cụm từ “ quê hương ta” đã thể hiện được sâu sắc sự gắn bó máu thịt và niềm tự hào về Tổ quốc, quê hương. Hình ảnh quê hương được khắc họa bằng hương vị “ Lúa nếp thơm nồng” hay những giá trị văn hóa như tranh Đông Hồ những đề tài giản dị chân quê (gà, lợn, đám cưới chuột…). Trong thơ Hoàng Cầm ta thấy rõ được chất dân tộc, đậm đà, tươi sắc biểu hiện lên cái “hồn dân tộc”. Đồng thời đó cũng là những ước mơ, khát vọng thật bình dị của những người dân Kinh Bắc.

– Những giá trị truyên thống mang đậm giá trị nhân văn như những di tích đình – đền – chùa cổ kính, rêu phong với những hội hè đình đám thật đầm ấm tươi vui (núi Thiên Thai, Chùa Bút Tháp, huyện Lang tài…).

– Hơn thế nữa Hoàng Cầm khi nhớ về quê hương không quên nhớ về những con người giản dị nơi đây nhưng tràn đầy tình yêu thương ( nàng môi cắn chỉ, cụ già tóc trắng, em sột soạt quần nâu, cô hàng xén răng đen).

– Tác giả đã tái hiện lên vẻ bình yên, thanh tĩnh mà ấm áp lạ thường của miền quê yêu dấu xưa với “ mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên” với bề dày lịch sử và đau hơn khi bây giờ những điều đó chỉ còn trong kí ức, tiềm thức.

– Tác giả diễn tả cảm xúc của mình khi giặc kéo đến quê mình: nỗi đau xót, dằn vặt đến tột cùng.

+ Tác giả đã diễn tả tất cả những mất mát, đau thương, tang tóc gọi dó là “ngày khủng khiếp”, những hình ảnh hết sức trân thực: ruộng khô, nhà cháy, lửa hung tàn…Những hình ảnh dã quá quen thuộc với người dân nay đã không còn nữa. Bằng biện pháp láy từ đã tạo nên sâu sắc hơn cảm giác đớn đau: khủng khiếp, ngùn ngụt, hoang tàn, kiệt cùng, tan tác…

+ Tác giả thể hiện nỗi căm thù giặc đến tận xương tủy ví chúng là lũ “chó ngộ”, lũ đã đem tội ác (lưỡi dài lê sắc máu, kiệt cùng ngõ thẳm, mẹ con đàn lợn – chia lìa đôi ngả, đám cưới chuột – tan tác về đâu) để lại cho nhân dân những nỗi khổ cực, tàn úa.

+ Hình ảnh đàn cò tan tác bay qua dòng sống Đuống, hình ảnh em thơ thiếu thốn, lo sợ cả lúc thức hay ngủ, ngày lẫn đêm, mẹ già còm cõi, già nua bị gạt khỏi phiên chợ nghèo, “Ngày tranh nhau một bát cháo ngô. Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn…”, tác giả đã phác họa cho người đọc thấy cảnh tan tóc đến cuộn lòng.

+ Đoạn thơ đầu mở ra cảnh vật nơi bên kia sông Đuống thật thanh bình của ngày xưa và đối lập đến cuối bài tác giả đã kết thúc là cảnh tan tác khi giặc tới, với điệp khúc “ Bây giờ đi đâu về đâu, Bây giờ tan tác về đâu”. Đó cũng chính là những câu hỏi đau thương không có lời đáp.

– Trạng thái bàng hoàng, uất ức, nỗi nghẹn ngào, đau xót trước tội ác kẻ thì gây nên cho quê hương. Cả bài thơ là một chuỗi cảm xúc từ tiếc thương, đau đớn đến căm hơn, oán hận như lửa cháy và một khát vọng cách mạng chiến thắng.

Từ khóa tìm kiếm:

soan bai ben kia song duong cua hoang cam lop 12

soạn bài bên kia sông đuống của hoàng cầm lớp 12

0