Soạn bài Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc ngữ văn 12
Soạn bài Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc ngữ văn 12 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung. – Xuất thân trong một gia đình nho học tại làng sen Kim liên – Nghệ An. – Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong thời kì đất nước đang bị quân xâm lược, ngay từ nhỏ ...
Soạn bài Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc ngữ văn 12 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung. – Xuất thân trong một gia đình nho học tại làng sen Kim liên – Nghệ An. – Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong thời kì đất nước đang bị quân xâm lược, ngay từ nhỏ Nguyễn Ái Quốc đã được tiếp thu những tư tưởng cách mạng của các nhà cách mạng trước đó. – Hồ Chí Minh đã đi bôn ba nhiều nơi để tìm con đường cứu nước. ...
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung.
– Xuất thân trong một gia đình nho học tại làng sen Kim liên – Nghệ An.
– Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong thời kì đất nước đang bị quân xâm lược, ngay từ nhỏ Nguyễn Ái Quốc đã được tiếp thu những tư tưởng cách mạng của các nhà cách mạng trước đó.
– Hồ Chí Minh đã đi bôn ba nhiều nơi để tìm con đường cứu nước.
– Trong hành trình ấy Nguyễn Ái Quốc đã dùng văn chương để đấu tranh chống quân xâm lược.
– Người đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trên lĩnh vực văn chính luận, truyện ký, thơ.
2. Tác phẩm.
– Xuất xứ: tác phẩm này được viết bằng tiếng Pháp trên tờ báo Nhân Đạo năm 1923. Truyện đã lật tẩy âm mưu của thực dân Pháp và vạch trần bộ mặt bù nhìn của tên vua Khải Định.
– Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết để vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp và tên vua Khải Định đúng dịp tên vua bù nhìn ấy sang Pháp để dự cuộc họp quan trọng.
– Tình huống truyện: bất ngờ độc đáo, tạo tình huống nhầm lẫn để tố cáo bộ mặt của tên vua Khải Định.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Nhân vật tên Khải Định.
– Dáng vẻ:
• Mặt bủng hắn xanh như vỏ chanh.
• Trang sức: đầy những hạt cườm lụa là.
• Tay thì đeo đầy nhẫn.
• Mang chụp đèn trên đầu.
– Hành động của Khải Định.
• Tập tễnh ăn chơi.
• Xuất hiện ở các trường đua.
• Hắn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé.
– Điệu bộ thì lấm lét như muốn ăn trộm ăn cắp cái gì.
-> Với phương pháp liệt kê, miêu tả tác giả đã phô bày chân dung của tên vua Khải Định hắn quả là một tên vua thối nát bù nhìn. Nếu như các vị vua có dáng vẻ oai phong lẫm liệt thì hắn lại là dáng vẻ lấm lét hành vi lén lút như một tên trộm cắp. Ở đây tác giả muốn nói đến sự luồn cúi làm con rối để cho những tên thực dân Pháp điều khiển của tên vua Khải Định. Hắn không còn xứng đáng là một vị vua của một nước nữa mà giống như tên tay sai đắc lực cho chính quyền Pháp.
2. Nghệ thuật tình huống truyện nhầm lẫn.
– Sự nhầm lẫn thứ nhất mà tác giả đặt ra sự nhầm lẫn của đôi trai gái trẻ nhầm tác giả là tên vua Khải Định.
– Sự nhầm lẫn thứ hai là sự nhầm lẫn của người dân Pháp nhầm những người da vàng là vua Khải Định.
– Chính phủ Pháp thì lại nhầm những người Việt Nam trên nước Pháp là Khải Định.
-> Qua đây có thể thấy chính chính phủ Pháp cũng ngu dốt khi không biết phân biết đâu là phải đâu là không phải. Nói cách khác có lẽ tác giả muốn ám chỉ tên vua bù nhìn kia luồn cúi nhưng lại quá mờ nhạt không được chính phủ Pháp chú ý cho nên chúng không nhận biết được ông ta. Với những chuỗi nhầm lẫn liên tiếp nhau đã tạo nên sự mỉa mai châm biếm trào phúng cả vua Khải Định cả chính phủ Pháp.
III. Tổng kết.
– Tác phẩm vi hành giống như một đòn tấn công trực diện của tác giả vào chính tên vua bán nước và chính phủ tàn ác thực dân. Cả hai đều là những kẻ ngu dốt mà thôi. Với nghệ thuật mỉa mai trào phúng cũng sự tạo tình huống nhầm lẫn độc đáo mà khôn khéo đã dần dần vạch trần bộ mặt bù nhìn tay sai của tên vua ngu dốt Khải Định. Đồng thời tố cáo tội ác của thực dân Pháp.