02/06/2017, 13:17

Soạn bài Vợ Nhặt của Kim Lân ngữ văn 12

Soạn bài Vợ Nhặt của Kim Lân ngữ văn 12 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. – Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. – Quê:Phù Lưu – Tân Hồng – Từ Sơn – Bắc Ninh. – Gia đình: nghèo khó. – Sự nghiệp sáng tác: • Tác phẩm tiêu biểu: nên vợ nên chồng, con chó xấu xí. ...

Soạn bài Vợ Nhặt của Kim Lân ngữ văn 12 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. – Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. – Quê:Phù Lưu – Tân Hồng – Từ Sơn – Bắc Ninh. – Gia đình: nghèo khó. – Sự nghiệp sáng tác: • Tác phẩm tiêu biểu: nên vợ nên chồng, con chó xấu xí. • Kim lân là cây bút có sở trường về truyện ngắn. • Hình ảnh xuyên suốt trong các sáng tác của ông là nông dân và nông thôn. – Năm 2001 ...


I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả.

–    Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.
–    Quê:Phù Lưu – Tân Hồng – Từ Sơn – Bắc Ninh.
–    Gia đình: nghèo khó.
–    Sự nghiệp sáng tác:
•    Tác phẩm tiêu biểu: nên vợ nên chồng, con chó xấu xí.
•    Kim lân là cây bút có sở trường về truyện ngắn.
•    Hình ảnh xuyên suốt trong các sáng tác của ông là nông dân và nông thôn.
–    Năm 2001 được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

2.    Tác phẩm.


a.    Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
vợ nhặt viết vào năm 1955 in trong tập con chó xấu xí năm 1962. Tiền thân của Vợ Nhặt là tiểu thuyết xóm ngụ cư được nhà văn viết khi cách mạng tháng Tám thành công nhưng sau đó bị mất bản thảo. Đến khi hòa bình lập lại tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ viết lên truyện ngắn Vợ Nhặt.
b.    Bố cục: 4 phần
–    Phần 1: từ đầu đến tự đắc với mình: Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.
–    Phần 2: tiếp đến đẩy xe bò về: kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng.
–    Phần 3: tiếp đến nước mắt chảy ròng ròng: Tình thương của người mẹ nghèo khó.
–    Phần 4: còn lại: niềm tin vào tương lai tươi sáng.
c.    Nhan đề:
–    Nói đến vợ là nói đến thiên chức cao cả của người phụ nữ trong gia đình.
–    Nhặt: chỉ hoạt động nhặt những thứ nhỏ nhẹ, nhặt ở đây từ một đồng từ đã trở thành danh từ trong nhan đề của tác phẩm vợ nhặt.
->    Con người mà lại nhặt như cọng rơm cọng rác ngoài đường có thể nhặt lúc nào cũng được -> thân phận rẻ rúng của con người trước cách mạng tháng Tám.
d.    Tình huống truyện: giữa nạn đói năm 1945 Tràng nhà nghèo dân xóm ngụ cư nhặt được vợ.

II.    Tìm hiểu chi tiết.
1.    Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.

–    Nạn đói năm 1945:
•    Cái đói tràn đến xóm ngụ cư lúc nào không hay.
•    Con người:
•    Người sống: lũ lượt dắt díu bồng bế nhau lên xanh xám như những bóng ma.
+ Nằm ngổn ngang khắp lều chợ.
+ Dật dờ đi lại như những bóng ma.
•    Người chết: chết như ngả rạ, sáng mới thấy mà trưa về đã thấy ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường.
•    Không khí: vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người -> không khí chết chóc chùm lên xóm ngụ cư.
•    Âm thanh: tiếng quạ kêu thê thiết từng hồi.
•    Không gian: hai bên dãy phố úp súp tối tối om.
->    Mở đầu tác phẩm bằng nạn đói tác giả muốn nhấn mạnh vào hoàn cảnh xã hội nước ta những năm 1945. Đó là nạn đói kinh hoàng lịch sử với 2 triệu đồng bào chết đói. Đồng thời nhấn mạnh vào hoàn cảnh khiến cho thân phận con người trở nên rẻ rúng.
–    Thân phận anh Tràng: là một chàng trai xấu xí, mắt gà gà đắm vào bóng chiều trước kia thì hay đùa với bọn trẻ con trong xóm nhưng từ khi nạn đói đến đây thì Tràng chỉ cúi lầm lì xuống đất. Anh chỉ là một anh Tràng sống trong xóm ngụ cư.
–    Tràng làm công việc là kéo xe thóc thuê trên tỉnh.
–    Một lần anh gặp mấy cô nàng ngòi nhặt hột rơi hột vãi mới đùa vui chêu trọc ai ngờ một cô gái đến đẩy xe cho anh thật.
–    Cô gái ấy là hiện thân của cái đói mất hết ý tứ mất hết sự duyên dáng thay vào đó là sự cong cớn vô duyên.
–    Một lần sau gặp lại cô gái anh không thể nào nhận ra cô gái ấy, rồi cho cô ấy ăn mặc dù anh cũng không có nhiều tiền -> giàu lòng yêu thương.
–    Sau khi cô gái ấy muốn theo anh Tràng về thì anh thoáng nghĩ đến thực tại đen tối tuy nhiên lại chặc lưỡi mang cô gái về -> tấm lòng vàng cưu mang đùm bọc những người cùng cảnh ngộ.
–    Trên đường về hai người lại trở nên thẹn thùng đúng nghĩa với tình yêu nam nữ.
->    Qua đây ta thấy trong hoàn cảnh khó khăn như thế mà tràng vẫn cưu mang người con gái kia chứng tỏ anh là một người giàu lòng yêu thương, đùm bọc cưu mang. Không những thế người con gái kia là hiện thân cho cái đói và thể hiện niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

2.    Khi người vợ Nhặt về đến nhà Tràng.

–    Cô Vợ Nhặt cứ nghĩ anh Tràng là một người giàu có tuy nhiên khi về đến nhà Tràng thì mọi thứ đều trở nên trái ngược hoàn toàn.
–    Nàng ngồi ở mém giường trở nên thẹn thùng.
–    Mẹ Tràng là bà cụ Tứ là một bà cụ đã già nhưng vẫn phải long đong đi kiếm tiền để hai mẹ con lo cho nhau.
–    Sau khi nhìn thấy mẹ về thì Tràng vui mừng chạy ra đón bà vào, Bà cụ tứ thấy rất lạ.
–    Sau khi nhìn thấy người đàn bà trong nhà bà cụ thấy ngạc nhiên rồi bất ngờ sau đó là sững sờ.
–    Sau khi biết ra sự thật thì bà thương xót con trai rơi nước mắt rồi lại nhìn sang người đàn bà quần áo rách tươm thương xót mà chấp nhận mừng lòng rồi hướng con đến một tương lai tươi sáng hơn như “không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”.
->    Bà cụ Tứ quả là một bà mẹ đại diện cho những bà mẹ việt Nam hết lòng yêu thương con. Trong hoàn cảnh khó khăn như thế nhưng cả ba người vẫn cưu mang đùm bọc lần nhau.

3.    Bữa cơm đầu tiên của buổi sáng hôm sau.

–    Người vợ Nhặt và bà cụ tứ: dạy từ rất sớm sắp xếp lại nhà cửa và cắt mấy búi cỏ vườn, kín đầy cái ang khô cong, nấu cơm…
–    Tràng dậy sau cùng Tràng thấy trạng thái khá tốt và nhận thấy trách nhiệm của mình đối với gia đình nhỏ của mình -> nhờ người vợ nhặt mà Tràng đã trưởng thành.
–    Trong bữa cơm đầu tiên chỉ có một cái niêu chão lõng bõng nước nhưng mọi người vẫn ăn uống và cười rất tươi.
–    Bà cụ Tứ còn nói đến việc nuôi mấy con gà -> mở ra tương lai tươi sáng cho các con.
–    Cháo hết -> bà cụ Tứ mang lên nồi “chè khoản” mọi người ngậm miếng cám đắng chát trong miệng ngậm ngùi.
–    Người vợ nhặt kể về những người cầm lá cờ đỏ sao vàng đi trên đê bột để cướp thóc Nhật.
–    Tràng nằm đầu thoáng nghĩ đến chiếc lá cờ đỏ sao vàng và những người đi trên đê bột.
->    Họ đã dành cho nhau tình người để xua tan đi cái thực tại khó khăn. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng là ẩn ý tác giả muốn nói tới người nông dân bắt đầu giác ngộ và đi theo cách mạng.

III.    Tổng kết.

–    Tác phẩm vừa mang giá trị nội dung lại mang giá trị nhân đạo, khắc họa rõ nét cảnh tượng nạn đói năm 1945. Đồng thời ca ngợi những phẩm chất chất phác thật thà và giàu tình người của người nông dân. Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo làm nổi bật lên nội dung của tác phẩm.

0