Soạn bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy lớp 12
Soạn bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy lớp 12 I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ. – Ông sinh ra tại mảnh đất Thanh Hóa. – Nguyễn Duy cũng tham gia chiến đấu. – Ông tham gia hoạt động văn học nghệ thuật và có nhiều tác ...
Soạn bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy lớp 12 I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ. – Ông sinh ra tại mảnh đất Thanh Hóa. – Nguyễn Duy cũng tham gia chiến đấu. – Ông tham gia hoạt động văn học nghệ thuật và có nhiều tác phẩm hay. – Tác phẩm tiêu biểu: ánh trăng, cát trắng, mẹ và em, đường xa… 2. Tác phẩm. – Thể thơ :lục bát. – Nội dung: ...
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
– Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.
– Ông sinh ra tại mảnh đất Thanh Hóa.
– Nguyễn Duy cũng tham gia chiến đấu.
– Ông tham gia hoạt động văn học nghệ thuật và có nhiều tác phẩm hay.
– Tác phẩm tiêu biểu: ánh trăng, cát trắng, mẹ và em, đường xa…
2. Tác phẩm.
– Thể thơ :lục bát.
– Nội dung: miêu tả về hình ảnh cây tre Việt Nam mộc mạc giản dị. Đồng thời qua đó tre biểu tượng cho người Việt Nam.
II. Phân tích.
1. Hình ảnh cây tre.
– Thời gian tre xuất hiện: tre từ có ngàn đời nay, câu hỏi tu từ vang lên nhưng như muốn nói tre có ngàn năm tuổi từ khi con người Việt Nam xuất hiện, tre gắn liền với cuộc sống sinh hoạt cũng như chiến đấu.
– Giọng điệu mở ra không gian như cổ tích.
– Hình dáng của tre: thân gầy guộc, lá mỏng manh -> sống thành lũy thành bụi.
– Màu sắc: xanh tươi ở mọi nơi.
– ở nơi đá sỏi bạc màu.
-> cây tre hiện lên là một loại cây cao thẳng sống thành bờ thành bụi, mang đến sắc xanh tươi lá mỏng manh cho làng quê và sống ở những nơi đất đá mộc mạc. Một vẻ đẹp thanh cao, giản dị.
– đặc điểm của cây tre:
• rễ siêng năng không ngại đất nghèo.
• Cây lá vẫn phát triển đu đưa theo gió lớn lên cao vút.
• Không đứng khuất dưới bóng dâm.
-> Dù đất nghèo nhưng với đặc điểm sống của mình cây tre vẫn lớn lên cao vút.
• Dù có bão bùng nhưng tre vẫn đứng thẳng cao vút bao bọc lấy nhau.
• Tre được nhân hóa như người ôm níu lấy nhau vượt qua bão tố.
• Dù có thân gãy cành rơi nhưng vẫn truyền cái gốc cho măng mọc lên.
• Tre được nhân hóa như con người khi nhường cho con manh áo cộc, nhọn như chông, lưng trần phơi nắng phơi sương.
– Hình ảnh măng non:
• Măng khi còn nhỏ đã có dáng hình của tre, hình mũi tên nhọn lên trời cao thẳng.
• Quy luật tre già măng mọc.
• Điệp từ “mai sau” nhấn mạnh sức sống trường tồn của cây tre trên mảnh đất cũng như trong lòng người dân Việt Nam.
2. Hình ảnh biểu tượng cho con người Việt Nam.
– Hình dáng của tre tượng trưng cho nét đẹp con người Việt Nam nhỏ bé mỏng manh nhưng sống với tinh thần thanh cao, thẳng thắn.
– Cách sống của tre biểu tượng cho sự cần cù chăm chỉ của người Việt Nam.
– Những hình ảnh tay ôm tay níu, thương nhau -> biểu tượng cho sự đùm bọc đoàn kết của nhân dân ta.
– Tre già mong mỏi -> biểu tượng cho sức sống của người Việt Nam.
– Măng non biểu tượng cho thế hệ thiếu niên nhi đồng của Việt Nam dù bé đã mang dáng hình của ông cha.
III. Tổng kết.
– Bài thơ đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh làng quê Việt Nam xưa với những hình ảnh tre Việt Nam. Với những biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, điệp từ… đã khắc họa hình ảnh cây tre Việt Nam. Những hình ảnh về cây tre ấy lại biêu tượng cho những phẩm chất của con người Việt Nam.
Từ khóa tìm kiếm:
soan bai tre viet nam cua nguyen duy van lop 12
soạn bài tre việt nam của nguyễn duy văn lớp 12