02/06/2017, 13:17

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du văn lớp 12

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du văn lớp 12. 1. Tác giả – Nguyễn Du: tên hiệu là Tố Như, ông là nhà văn nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống hiếu học, ông đỗ đạt và làm quan. – Ông đã có những đóng góp vô cùng lớn lao tới sự nghiệp văn chương ...

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du văn lớp 12. 1. Tác giả – Nguyễn Du: tên hiệu là Tố Như, ông là nhà văn nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống hiếu học, ông đỗ đạt và làm quan. – Ông đã có những đóng góp vô cùng lớn lao tới sự nghiệp văn chương của mình. 2. Tác phẩm Nhắc đến truyện Kiều không ai không biết đến Nguyễn Du, đây là một tác phẩm có giá trị rất sâu sắc nó đã nêu lên hiện thực xã hội ...

.

1. Tác giả

–    Nguyễn Du: tên hiệu là Tố Như, ông là nhà văn nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống hiếu học, ông đỗ đạt và làm quan.

–    Ông đã có những đóng góp vô cùng lớn lao tới sự nghiệp văn chương của mình.

2. Tác phẩm

Nhắc đến truyện Kiều không ai không biết đến Nguyễn Du, đây là một tác phẩm có giá trị rất sâu sắc nó đã nêu lên hiện thực xã hội lúc bấy giờ và tác giả cũng nêu lên giá trị nhân đạo trong tác phẩm của mình.

3. Bố cục:

Chia làm 3 phần :

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Phần 2: Gia biến và lưu lạc

Phần 3 : Sự đoàn tụ

4. Tìm hiểu chung

4.1 . Giá trị hiện thực trong tác phẩm

Số phận của Kiều hồng nhan bạc mệnh, Kiều đã lâm vào một bi kịch đau thương cuộc đời của Kiều trôi nổi, vừa rơi vào bi kịch phải cha người cha yêu quý của mình vừa phải xa Kim Trọng, những bi kịch dồn dập luôn bủa vây lấy cuộc đời Kiều.

Chưa được sống bên người cha của mình được bao lâu thì Kiều bị bắt đến lầu xanh, cuộc đời của Kiều liên tiếp gặp phải bao khó khăn trắc trở, mối tình của nàng cũng bị bỏ dở.

Một mình trong chốn lầu xanh nàng chỉ biết làm bạn với thiên nhiên, trăng bên ngoài thiên nhiên làm bạn, những lúc bẽ bàng trước những cánh đèn dầu, tâm trạng của nhân vật thật buồn dầu và cô đơn khi cuộc đời Kiều gặp bao sóng gió, tâm hồn Kiều bị trà đạp, một người con gái tài đức vẹn toàn những lại có một số phận hẩm hiu, Kiều bị chế độ phong kiến xưa trà đạp.

Qua những hình ảnh Thúy Kiều bị trà đạp đó chúng ta biết được hiện thực xã hội lúc bấy giờ một hiện thực xã hội thối nát, con người không được quyền sống tự do hạnh phúc mà luôn phải chịu những đau đớn cả về thể xác và tinh thần.

Truyện Kiều là một bài có giá trị tố cáo sâu sắc nó đòi công lý và quyền sống cho con người, những tình yêu đẹp phải được đáp ứng đúng mức, Kiều và Từ Hải đã phải vượt qua bao nhiêu rào cản của xã hội phong kiến để yêu nhau thế những cuộc đời bấp bênh vẫn đưa hai người đó gặp trắc trở và bao khó khăn.

Thúy Kiều là hiện thân của một chế độ luôn bị sự chà đạp, còn Từ Hải hiện thân một một vị anh hùng, có khát vọng trả ơn báo oán, truyện kiều là 1 tác phẩm đã bộc lộ rõ những hình ảnh hiện thực sâu sắc, nó góp phần tố cáo cái chế độ tàn ác bù nhìn, để cho những tên quan lại những kẻ xấu xa trà đạp lên con người.

Truyện Kiều cũng là một bản án tố cáo cái chế độ phong kiến suy tàn, xã hội bị thế lực đồng tiền chi phối, chế độ đấy đã gây ra biết bao đau thương cho những con người vô tội, nó cướp đi hạnh phúc lứa đôi, và cả tình cha con mẫu tử.

Nguyễn Du đã rất sáng suốt khi viết lên tác phẩm này, ông đã tố cáo những bọn buôn thịt bán người những tên tổng đốc bất tài, những tên quan lại thối nát. Tất cả những điều này đều bị thế lực đồng tiền chi phối.

Qua những hành động đó ta có thể thấy được một hiện thực xã hội lúc bấy giờ hàng loạt những từ mà Nguyễn Du miêu tả đã làm bật lên cái chủ đề trong tác phẩm này: ngồi tót… hàng loạt những từ ngữ đã bộc lộ lên những con người thiếu đạo đức, thiếu nhân tính của bọn quan lại thối nát, bọn bán nước hại dân.

-Mở đầu tác phẩm đó là cảnh gặp gỡ với của Thúy Kiều và Kim Trọng, cảnh gia biến gặp nhau những điều này diễn ra không lâu thì bị cái thế lực

3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm.

–  Đề cao phẩm chất của con người, qua những giá trị hiện thực ấy vừa tố cáo tội ác của bọn buôn thịt bán người vừa tỏ ra tấm lòng thương xót đối với những người phụ nữ có số phận hồng nhan bạc mệnh luôn bị kẻ xấu trà đạp.

–  Khát vọng đòi lại chân lý sống và niềm khát khao hạnh phúc của con người được thể hiện mạnh mẽ trong tác phẩm này.

– Số phận của Kiều đã được Nguyễn Du miêu tả rất sâu sắc qua bài, đây là một con người điển hình bị trà đạp trong xã hội cũ những tâm trạng bẽ bàng và hàng loạt những hành động tâm trạng khác đã làm bật lên cái bất hạnh của một con người luôn bị bóc lột.


4. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

–  Nguyễn Du đã rất tài hoa khi mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói lên được tâm trạng của Kiều, những hình ảnh đặc sắc trong bài đã làm tăng giá trị nhân đạo và phẩn ánh sâu sắc được giá trị hiện thực của tác phẩm.

– Thể thơ lục bát,tác giả đã sử dụng hàng loạt những từ ngữ láy để nhấn mạnh mức độ độc ác của cái chế độ cũ.

=> Nguyễn Du là một người rất tài hoa, tác phẩm của ông có giá trị lớn cho cả một nền văn học Việt Nam.

0