Sơ đồ kế toán tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
1 Sơ đồ kế toán tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200 Để dễ dàng hơn cho việc ghi nhớ và tóm lược các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến Tài sản cố định hữu hình. Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn sơ đồ kế toán tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ở bài viết này. ...
Để dễ dàng hơn cho việc ghi nhớ và tóm lược các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến Tài sản cố định hữu hình. Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn sơ đồ kế toán tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ở bài viết này.
Tại Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình có 6 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng…
– Tài khoản 2112 – Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ.
– Tài khoản 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn.
– Tài khoản 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính.
– Tài khoản 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi để lấy sản phẩm.
– Tài khoản 2118 – TSCĐ