Quy định về hàng hóa dịch vụ khuyến mại
Bàn về hàng khuyến mại có nhiều vấn đề cần quan tâm: Đối tượng khuyến mại, đối tượng nhận khuyến mại, các hình thức khuyến mại…Có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về khuyến mại, thậm chí có những giai đoạn những văn bản còn còn xung đột lẫn nhau, khiến cho những doanh nghiệp thực ...
1. Luật thương mại:
Theo quy định Nghị định 37/2006/N Đ- CP ngày 04/04/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại quy định:
1.1. Có 8 hình thức khuyến mại :
1-Đưa hàng hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu, để khách hàng dùng thử không mất tiền
2-Tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng mà không kèm điều kiện mua, bán hàng và cung ứng dịch vụ
3-Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán trước đó
4- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ
5- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi trúng thưởng
6- Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi
7- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên
8- Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác
1.2. Giá trị hàng, dịch vụ dùng khuyến mại
– Giá trị hàng, dịch vụ dùng khuyến mại tối đa bằng 50 % giá trị của một đơn vị hàng hóa dịch vụ được khuyến mại. ( trừ trường hợp hàng mẫu, cho tặng, phiếu dự thi trúng thưởng, chương trình khuyển mại mang tính may rủi, hoặc tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên)
– Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ dùng khuyến mại, tối đa bằng 50% giá trị của hàng hóa dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp hàng mẫu không lấy tiền
– Giá trị hàng hóa dịch vụ dùng khuyến mại, được tính theo giá vốn.
1.3. Quy định xử lý giải thưởng không có người trúng thưởng:
Trích nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi vào ngân sách nhà nước.
1.4. Quy định về thời gian khuyến mại:
– Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không vượt quá 180 ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 ngày.
– Một thương nhân có thể thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh tối đa là 180 ngày nếu là khuyến mại dưới hình thức thực hiện các chương trình mang tính may rủi .
1.5. Quy định về khuyến mại rượu, bia, thuốc lá và thuốc dùng chữa bệnh cho người:
– Không Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
– Không Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức
– Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người (kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông) để khuyến mại.
– Không cho phép thực hiện các khuyến mại mặt hàng rượu và dùng rượu để làm hàng hóa khuyến mại, bất kể độ là bao nhiêu.
Để tìm hiểu về thủ tục xin phép thực hiện khuyến mại với Sở công thương, mời các bạn xem bài viết : Thủ tục và hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại
2. Chính sách thuế
2.1. Hóa đơn
Theo Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 3, Điểm a Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.”
Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC tại Phụ lục 4, Điểm 2.4 hướng dẫn việc lập hóa đơn hàng hóa trong một số trường hợp như sau:
“2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.”
Theo những quy định trên, hàng hóa khuyến mại phải lập hóa đơn:
- Trên hóa đơn ghi rõ tên, số lượng hàng hóa, và ghi rõ là hàng khuyến mại ( nếu khuyến mại có đăng ký với Sở công thương)
- Trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa dịch vụ cho khách hàng ( Nếu khuyến mại không đăng ký với Sở Công thương)
2.2. Thuế GTGT
Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 7, Khoản 5 quy định giá tính thuế như sau:
” 5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.”
Căn cứ theo các quy định trên hàng hóa khuyến mại không thu tiền nhưng doanh nghiệp phải tính thuế GTGT đầu ra như sau:
- Giá tính thuế bằng 0 ( không chịu thuế GTGT đầu ra), nếu chương trình khuyến mại có đăng ký với Sở Công thương
- Giá tính thuế như hàng tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng ( chịu thuế GTGT đầu ra), nếu chương trình khuyến mại không đăng ký với Sở Công thương
Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 14, Khoản 5 quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
“5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa ,dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.”
Căn cứ theo quy định trên thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng khuyến mại để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ .
Mời các bạn xem bài: Khuyến mại theo quy định của chính sách thuế và kế toán
2.3. Thuế TNDN
Căn cứ theo Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 1, Khoản 2, Điểm 2.4 quy định các chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.“
Căn cứ theo Luật số 71/2014/QH13 tại Điều 1, Khoản 4 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13.
“4. Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9.”
Căn cứ theo các quy định trên thì:
+ Năm 2014: Chi phí khuyến mại hàng hóa, dịch vụ được tính vào chi phí được trừ nhưng không được vượt quá 15% tổng số chi được trừ.
+ Năm 2015: Chi phí khuyến mại hàng hóa, dịch vụ được tính vào chi phí được trừ mà không chịu mức khống chế.
3. Hạch toán kế toán
Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC có 4 trường hợp khuyến mại bao gồm:
- Khuyến mại không kèm điều kiện mua hàng
- Khuyến mại kèm điều kiện mua hàng
- Khuyến mại Khách hàng truyền thống
Để biết rõ từng trường hợp và hạch toán cho những trường hợp này, mời các bạn xem bài:
Hạch toán kế toán thực hiện với hàng khuyến mại
Khuyến mại theo quy định của chính sách thuế và kế toán
Thủ tục và hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại
Điều kiện, nguyên tắc ghi nhận doanh thu khuyến mại khách hàng truyền thống
Hạch toán chiết khấu thương mại sau kỳ khuyến mại