Sinh vật biến đổi gen (gmo) là gì? vì sao không nên dùng thực phẩm gmo?
GMO là gì? GMO (Genetically Modified Organism) - sinh vật biến đổi gen , là một sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người, hoặc do quá trình lan truyền của gen trong tự nhiên. Thực phẩm biến đổi Gen (GMO) được tạo ra nhờ thay đổi ADN bằng công ...
GMO là gì?
GMO (Genetically Modified Organism) - sinh vật biến đổi gen, là một sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người, hoặc do quá trình lan truyền của gen trong tự nhiên.
Thực phẩm biến đổi Gen (GMO) được tạo ra nhờ thay đổi ADN bằng công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gen và cho những phẩm chất mong muốn như tăng khả năng chống cỏ dại, chống sâu bệnh hay tăng hàm lượng dưỡng chất. (theo Wikipedia)
Các loại thực phẩm biến đổi gen (GMO) đang trở nên phổ biến trong cộng đồng hiện nay như là ngô, đậu tương, bông, lúa mì, đu đủ, củ cải đường, cà chua, khoai tây, gạo…
Sự chắp vá gen của loài này vào gen của loài khác nhằm chống lại ngoại cảnh đang gây hại cho các loài khác
Năm 2015, Việt Nam là quốc gia thứ 29 trên thế giới cho phép trồng cây biến đổi gen để phục vụ cho mục đích thương mại. Các giống cây được cho phép trồng tại nhiều tỉnh là 4 giống ngô biến đổi gen với mục đích xuất khẩu và làm thức ăn chăn nuôi.
Ngô là loài mà GMO nhiều nhất, điều đáng buồn là Việt Nam đang sản xuất loại này.
Thực phẩm GMO có an toàn hay không?
Tác động đến sức khỏe
Tổ chức lương thực thế giới (FAO) đưa ra quan điểm về vấn đề này: “FAO nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn từ một số khía cạnh của công nghệ sinh học và những thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen sẽ có ảnh hưởng đối với sức khỏe con người, động vật và hậu quả về môi trường”.
Tiếp đến nhiều nhà khoa học cũng cho rằng thực phẩm biến đổi Gen (GMO) tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng, như khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể. Ở bệnh viện Sherbrooke (Canada), trong năm 2011, các bác sỹ cho biết có 93% phụ nữ mang thai và 82% các thai nhi được kiểm tra có protein thuốc trừ sâu trong máu. Đây là một loại protein gây dị ứng, từ nhẹ cho tới nghiêm trọng. Những điều trên cho thấy nguy cơ rất lớn trong việc sử dụng thực phẩm GMO đối với thai phụ và thai nhi.
Táo là một loại trái cây cũng đã được biến đổi gen và trồng ở một số quốc gia
Năm 2009, Viện Hàn lâm Y học Môi trường Mỹ (AAEM) kêu gọi tạm dừng sản xuất và buôn bán các loại thực phẩm biến đổi gen (GMO). Bởi trước đó, trong các nghiên cứu của Viện, khi cho các động vật thử nghiệm ăn thực phẩm biến đổi gen (GMO) xuất hiện nhiều bệnh bao gồm cả bệnh vô sinh, rối loạn hệ miễn dịch, lão hóa sớm, sự loạn gen có liên quan tới sự tổng hợp cholesterol, sự điều tiết insulin và sự thay đổi trong gan, thận, lá lách và hệ tiêu hóa. Vì vậy, các chuyên gia của AAEM đã khuyến cáo các bác sĩ nên đưa chế độ ăn không có thực phẩm GMO cho tất cả bệnh nhân.
Cà Rốt cũng không thoát khỏi GMO
Tác động đến môi trường và cân bằng xã hội
Ngoài ra, thực phẩm biến đổi gen (GMO) cũng đang trực tiếp tác động tới môi trường và xã hội. Nhiều nhà hoạt động xã hội chống đối loại cây trồng này bởi những rủi ro tiềm tàng khi công nghệ can thiệp mã di truyền có thể tác động tiêu cực cho cấu trúc sinh học nguyên thủy của thực vật hoặc động vật. Theo Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ Châu Âu việc sử dụng các sinh vật biến đổi gen (GMO) trong thực phẩm và nông nghiệp có thể tạo ra sự độc quyền về giống, tạo áp lực với nông dân trong quá trình canh tác.
Còn theo Tổ chức Greenpeace, việc đưa các sinh vật biến đổi gen vào thế giới tự nhiên đang làm đảo lộn thế giới thực vật. Sinh vật biến đổi gen có thể lây lan vào tự nhiên và giao phối với các sinh vật tự nhiên và tạo ra thế hệ tương lai độc hại. Điều này làm “vấy bẩn” thảm thực vật sinh thái tự nhiên.
Và ớt cũng tương tự, khi tập đoàn Mosanto cho ra đời loài ớt mới khả năng chống bệnh thán thư.
Trước những tranh luận trái nhiều, một làn sóng phản đối thực phẩm biến đổi gen (GMO) đã diễn ra tại nhiều nước trên thế giới. Ngày 3/6/2013, hơn 2 triệu người tại 436 thành phố thuộc 52 quốc gia trên thế giới từ Mỹ, Canada đến các nước Nam Mỹ và nhiều nước châu Âu rầm rộ xuống đường chống đối tập đoàn công nghệ sinh học Monsanto – một tập đoàn hàng đầu về GMO.
Nhiều cuộc biểu tình phản đối thực phẩm biến đổi Gen (GMO) đã diễn ra
Vậy có nên ăn thực phẩm biến đổi gen GMO?
Hiện nay, những tranh cãi về thực phẩm GMO trên toàn thế giới vẫn chưa có hồi kết và những tranh luận này sẽ vẫn tiếp diễn trong những năm tới. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên ưu tiên chọn các thực phẩm hữu cơ, thịt bò, gia cầm nuôi thả và cá đánh bắt theo hướng tự nhiên cho tất cả các bữa ăn hàng ngày. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân tốt nhất.
Nguồn: HappyTrade, internet