18/06/2018, 17:04

Sau Chiến Tranh Nha Phiến thất bại, Trung Quốc có ý định dựa vào Việt Nam (bài 3)

Hồ Bạch Thảo 3.Mẫu chiến thuyền Việt Nam do Tổng đốc Lưỡng Quảng Lâm Tắc Từ sưu tầm Khi lãnh sứ mạng cấm chỉ nha phiến tại tỉnh Quảng Đông, Tổng đốc Lâm Tắc Từ đã tiên liệu đến sự chống đối của người Anh, nên lo việc xây pháo đài, củng cố quân binh và chế tạo ...

thuy quan vn (4).jpg

Hồ Bạch Thảo 

3.Mẫu chiến thuyền Việt Nam do Tổng đốc Lưỡng Quảng Lâm Tắc Từ sưu tầm             

Khi lãnh sứ mạng cấm chỉ nha phiến tại tỉnh Quảng Đông, Tổng đốc Lâm Tắc Từ đã tiên liệu đến sự chống đối của người Anh, nên lo việc xây pháo đài, củng cố quân binh và chế tạo chiến thuyền. Sau khi Chiến Tranh Nha Phiến thất bại, bị cách chức, tháng 5/1841 lại được giữ chức phòng thủ phía đông tỉnh Chiết Giang [Chiết Đông phòng vụ], ông hết sức lưu tâm chế pháo, thuyền. Lúc bấy giờ trong cặp ông có hoạ đồ 8 loại chiến thuyền, trong đó có mẫu thuyền bắt chước Anh, thuyền Mỹ, thuyền có bánh xe, và 4 loại thuyền Việt Nam. Viên Tri huyện Dư Diêu tỉnh Chiết Giang, Uông Xung Dương chép ra; sau đó được in trong quyển 81, Hải Quốc Đồ Chí của Nguỵ Nguyên. Viên Tri huyện đề nghị nên chế tạo 4 loại thuyền Việt Nam để phòng giữ tại các cửa sông Trung Quốc:

“Trình bày về chiến thuyền An Nam.

 (Do Tri huyện Dư Diêu, Uông Xung Dương chép)

Cựu Tổng đốc Lưỡng Quảng Lâm Tắc Từ đến Trấn Hải [tỉnh Chiết Giang] (1) bàn về chiến thuyền, lấy trong cặp những hoạ đồ trao cho; gồm 8 loại, trong đó thuyền An Nam chiếm một nữa số:

-Một hình vẽ Khoái giải đỉnh của doanh Thuỷ sư Quảng Đông, có 2 cột buồm, mỗi bên thuyền dùng 20 mái chèo.

-Một hình vẽ thuyền Tri sa bích, có 3 cột buồm, đầu và hai bên tai giống như thuyền Di Anh; hai tầng pháo, có 34 cỗ; dài 12 trượng [1 trượng = 3.55 mét].

-Hình vẽ thuyền Hoa Kỳ, dùng 3 cột buồm, giống như thuyền Di Anh; pháo 2 tầng, có 28 cỗ.

-Một hình vẽ kiểu thuyền đánh cá An Nam, thuyền này còn có tên là Chiến Thuyền; sử dụng theo đội hình đi phía sau thuyền Bố Thoan, thuyền Tam Bản đầu lớn. Thuyền dài hơn 8 trượng, rộng hơn 8 hoặc 9 xích [1 xích =.35 mét]; có thể thêm chiều dài, chiều rộng. Hình giống như trái dưa, 2 bên đặt pháo; quân đứng tại phía sau vách thuyền đánh nhau, can đảm tiến công. Chất gỗ cần chắc chắn 10 phần, khiến pháo bắn không động, phía đầu và cuối mỗi bên đặt 3,4 mái chèo, hoặc đặt bánh xe đạp nước, càng thêm nhanh. Trên lỗ quan sát pháo 1 tầng làm khung gỗ giống như lỗ châu mai đặt pháo súng, vách dày 2 xích, trên làm khung gỗ hình tròn để thoát khói.

-Một hình vẽ thuyền Đại Sư của An Nam, thuyền thân dài  14 trượng, rộng 2 trượng 12 xích, trong lòng sâu hơn 1 trượng; thuyền đầu và đuôi đều bằng, cuộn dây bằng bàn quay. Đáy thuyền 1 lớp dày 5 tấc [1 tấc= .035 mét], nước cách lớp đáy hơn 7 tấc; bờ vách dày hơn 1 xích làm bằng gỗ cứng, ngoài vách gắn gỗ vuông 6 tấc để ngăn pháo; trong lòng thuyền có chỗ để đạn, chỗ đặt đại pháo. Phía giữa, hai bên có tủ, cách nhau 2 thước, không để ẩm thấp. Dùng thùng gỗ để đựng, không dùng đồ sành; Dùng 2 cột buồm, buồm chia làm 2 đoạn, dùng tre để căng, cách thức giống như Di Anh. Thuyền này so với Chiến Thuyền lớn hơn, là thuyền lớn của An Nam.

-Một loại đồ hình Thoan Thuyền (2) An Nam, giống như thuyền Di [Anh], nhỏ hơn kiểu Tam Bản; dài ước 3 trượng, rộng 6 thước, hai bên mỗi mặt đặt hơn 10 mái chèo; đầu và đuôi đều đặt 1 cỗ pháo thép tử mẫu (3) lớn; hai bên đặt 4 cỗ pháo nhỏ, dùng 20 lính tác xạ; hai đầu dùng bánh lái, đầu đuôi không phân biệt, tuỳ ý chèo đi.

-Một đồ hình thuyền Đại Đầu Tam Bản An Nam, thuyền này cùng với thuyền Bố Thoan đi tiên phong, cùng đánh. Thuyền này phần đầu cần 10 phần chắc chắn, bên ngoài có chèo chữ bát bọc bằng da trâu mấy lớp. Đầu thuyền cao hơn đuôi thuyền 2 thước, để đạn bắn không bị thương người trong thuyền. Hai bên thuyền cao ngang đầu người chèo thuyền, đầu thuyền đặt pháo ngàn cân [1 cân= .59 kg], hai bên đuôi thuyền đặt tử mẫu pháo; có 20 viên cầm chèo, 1 cầm lái, phụ trách pháo và bắn súng mỗi nhóm vài viên, tổng cộng mỗi thuyền khoảng hơn 30 người. Thuyền thân dài hơn 3 trượng, rộng 7,8 thước, vách dùng gỗ chắc dày khoảng 2 tấc. Thuyền này cùng Thoan Thuyền, Việt Nam cho rằng đây là kiểu thuyền nhỏ của Minh Thái Tổ phá thuyền lớn của Trần Hữu Lượng. Bọn Anh Cát Lợi đến xâm lăng Việt Nam, nhờ thuyền này mà đánh thắng được. Thuyền này không cần gió và thuỷ triều, nhưng di chuyển nhanh như phi vậy.

-Một đồ hình thuyền có bánh xe: trước sau 2 khoang, trang bị 2 bánh xe đạp nước, mỗi bánh xe có 6 răng, răng và đáy thuyền ngang nhau. Bánh xe có 6 cạnh, khoang bánh xe dài 3 xích; trong thuyền 2 người khiên vai dùng sức đẩy, răng bánh xe quay, quạt nước khiến thuyền lướt như bay; hoặc dùng chân đạp, giống như xe quay nước. Thân thuyền dài 1 trượng 7 xích 5 thốn, bụng thuyền rộng 5 xích; vách thuyền có gỗ bảo vệ, cách thuyền 1 xích 1 thốn; đầu và đuôi che bằng gỗ, ở giữa bằng tre, từ trên mái xuống đáy cao 6 xích, một nữa ngập dưới nước. Nếu thuyền nhẹ thì dằn thêm đá; nếu thuyền chìm xuống 1 xích thì răng bánh xe cũng phải ngập 1 xích.

Xét rằng: Trên đây đề cập thuyền An Nam có 4 loại, riêng các thuyền Bố Thoan, Đại Đầu Tam Bản chỉ dài có 3 trượng; nhưng thao tác phi hành, tiến thoái tuỳ ý; giống với Loát Thuyền, nhưng không gọi là Loát Thuyền. Thực nên phỏng theo 4 loại thuyền của An Nam, chế tạo 1/3 Đại Sư Thuyền, Ngư Thuyền; còn 2/3 thì tạo Bố Thoan, và Đại Đầu Tam Bản. Nhân công và nguyên liệu cần kiên cố chắc chắn, dự bị súng pháo, tuyển chọn thuỷ thủ giỏi lặn lội, bất thường thao luyện. Phân bố những thuyền này tại Hỗ Môn Quảng Đông, Hạ Môn Phúc Kiến; Sạ Phố, Trấn Hải tại Chiết Giang; Thượng Hải Giang Tô, Thiên Tân tại Trực Lệ. Tuỳ theo nơi Di Anh đến, các thuyền dài, ngắn, lớn, bé cùng bảo vệ; chỉ đánh tại cửa biển hoặc gần bờ; như vậy thì chúng làm sao có thể hoành hành, liều lĩnh xâm nhập nội địa.

Tranh vẽ một số thuyền chiến Việt Nam thời Nguyễn

thuy quan vn (1)thuy quan vn (2)thuy quan vn (3)thuy quan vn (5)thuy quan vn (6)

[安南戰船說〈(餘姚縣知縣汪仲洋)〉

前兩廣制府林公到鎮海,論及戰船,檢篋中繪存圖式以授,計凡八種,而安南船居其半。

一種廣東水師營快蟹艇圖,計兩桅,每面用槳二十枝。

一種知沙碧船圖,計三桅,有頭鼻與英夷船同。炮二層,三十四位,長十二丈。

一種花旗船圖,三桅與英夷船同。炮二層,二十八位。

一種安南國魚船圖,此船一名戰船,用在布梭大頭三板船後,長約八丈餘,寬約八九尺餘,更加寬長亦可,形如大西瓜扁式。兩邊安炮,兵在篷內打仗,不見敵人炮火,有膽進攻。木料要十分堅厚,使炮子打不動,頭尾兩邊,各設槳三四枝,或設車輪激水,更為穩捷。炮眼上一層設木欄,欄如女牆式,排列槍炮,欄上設木拱,篷厚二尺,頂有井口,以透煙氣。

一種安南國大師船圖,船身約長十四丈,寬約二丈一二尺,艙深一丈餘,船頭與尾均平,絞纜用絞盤,船底艕厚五寸餘,水離艕厚七寸餘,

0