25/05/2018, 09:16

Rễ con

Câu hỏi : Thế nào là nguồn gốc nội sinh của rễ con? Khác với nguồn gốc ngoại sinh như thế nào? và phần nào của cây có nguồn gốc ngoại sinh? Sự phát sinh Khi hột nảy mầm, rễ cái ...

Câu hỏi : Thế nào là nguồn gốc nội sinh của rễ con? Khác với nguồn gốc ngoại sinh như thế

nào? và phần nào của cây có nguồn gốc ngoại sinh?

Sự phát sinh

Khi hột nảy mầm, rễ cái thò ra ghim vào đất, sau đó trên rễ cái xuất hiện nhiều rễ con. Lúc đầu, ta thấy bên ngoài rễ một u tròn, u nầy lớn dần lên làm cho lớp vỏ của rễ bị bể ra, một rễ con sẽ chui ra ngoài, nằm cách mô phân sinh đầu rễ một khoảng không xa.

Ở cây hột kín, tế bào của vỏ trụ hay chu luân, nơi phát sinh rễ con trãi qua một số lần phân chia theo các hướng song song và thẳng góc với tế bào mặt, kết quả là tạo ra một mầm rễ bên. Mầm nầy tiếp tục phát triển dần để xuyên qua vỏ và ra ngoài. Do đó, rễ con có nguồn gốc nội sinh.

Sự thành lập rễ con: (A-C) Lát cắt dọc cho thấy rễ con phát sinh từ tế bào chu luân. (D-F) Sự phát triển của rễ bên khi còn trong rễ chính

Ở nhiều cây, rễ bên được hình thành còn có sự tham gia của nội bì ở rễ chính, nội bì cũng phân chia nhiều lần tạo mầm rễ gồm một số lớp tế bào. Ở Dương xỉ, rễ con thường được hình thành từ lớp nội bì.

có hình thể và cơ cấu của rễ chính, trên rễ con nầy sẽ nảy sinh rễ bậc hai, rễ bậc ba … Sự phát sinh của rễ con dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó nhiệm vụ chính là của auxin.

Vị trí

không mọc hổn độn mà mọc theo hàng dọc trên thân các rễ khác. Số hàng dọc nầy nhất định ở một loài, giống hay họ. Ví dụ: 2 hàng ở ráng, 4 hàng ở bụp, ổi, bìm bìm, đậu; 4 hàng thành 2 cặp như ở họ Thập tự, Rau cần, 5 hàng ở ấu … rất nhiều ở đơn tử diệp như mía, trầu không … Số và vị trí của hàng rễ con tùy thuộc số và vị trí của các bó mạch gỗ, thường rễ con do tế bào nguyên thủy sắp hàng trước bó mạch gỗ. Rễ có hai bó gỗ có hai hàng rễ con, có bốn bó gỗ có bốn hàng rễ con, ta nói rễ có cách sắp đặt đồng số; thường gặp khi số bó gỗ lớn hơn ba. Nhưng có thể có bốn hàng rễ con mà chỉ có hai bó mạch gỗ, đó là do có hai hàng tế bào nguyên thủy trườc một bó mạch gỗ; ta nói gỗ có cách xếp đặt lưỡng số.

Ở các cây đơn tử diệp, rễ nảy sinh trước các bó libe. Ở bộ Thạch tùng, Quyển bá, Thủy phỉ khi rễ chánh đủ dài thì nhóm tế bào nguyên thủy tự chia hai (lưỡng phân), mỗi nhóm ở đầu một rễ mới; mặt phẳng lưỡng phân trước luôn thẳng góc với mặt phẳng lưỡng phân sau; sự lưỡng phân này còn gặp ở thực vật bậc thấp.

Sự sắp xếp các rễ con trên rễ chính

Rễ phụ

Là rễ được hình thành trên các cơ quan khác nhau của cây như ở lá, thân, nơi mà những mô còn giữ khả năng phân sinh.

Rễ phụ được hình thành trực tiếp từ nơi gần mô dẫn truyền và được chuyên hóa để sinh ra rễ phụ; do gần mô dẫn để nối mô dẫn của hai cơ quan với nhau được dễ dàng hơn. Tế bào hình thành nên mầm rễ phụ trong thân non thường là nhu mô giữa các bó, trong thân già thường là từ các tia. Đôi khi rễ phụ có thể được hình thành do sự phân chia trong vùng tầng phát sinh gần với mô gỗ và mô libe của cơ quan chính để dễ dàng nối mô dẫn của hai cơ quan đó lại với nhau..

Sự hình thành chồi trên rễ

Chồi được hình thành và phát triển trên rễ là một đặc điểm của sự sinh sản sinh dưỡng, đặc biệt là ở các loài cỏ dại. Những chồi nầy cũng có nguồn gốc nội sinh giống như rễ bên và rễ phụ. Trong rễ non, các chồi này được hình thành từ lớp vỏ trụ, ở rễ già hơn thì chồi có thể được hình thành từ mô của tia hoặc từ tầng sinh bần có nghĩa là có nguồn gốc ngoại sinh.

0