04/08/2018, 23:59

R&D là gì, vai trò Hoạt động Nghiên cứu Phát triển R&D

R&D là gì, vai trò hoạt động nghiên cứu phát triển chiến lược R&D – Research and Development đối với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngày nay, hầu hết các công công ty lớn đều có bộ phận R&D, đó là một phòng ban riêng chuyên nghiên cứu thị trường, phát triển những sản ...

R&D là gì, vai trò hoạt động nghiên cứu phát triển chiến lược R&D – Research and Development đối với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngày nay, hầu hết các công công ty lớn đều có bộ phận R&D, đó là một phòng ban riêng chuyên nghiên cứu thị trường, phát triển những sản phẩm, công nghệ mới, là đầu tàu cho mọi đổi mới, bắt nhịp xu thế.

R&D là gì

Vì thế, vai trò của R&D rất quan trọng, vì hoạt động “Nghiên cứu và Phát triển” mang tính then chốt của mỗi doanh nghiệp. Bộ phận hoặc phòng R&D rất được chủ doanh nghiệp đầu tư, vì nếu không có họ, công ty sẽ dậm chân tại chỗ và bị đối thủ vượt mặt. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm R & D là gì và vai trò của phòng R&D. Cũng như nghề R&D là làm những việc gì, rd là viết tắt của từ gì.

R&D là gì?



R&D là viết tắt của cụm từ tiếng Anh  “Research and Development”, dịch sang tiếng Việt thành “Nghiên cứu và Phát triển”. R&D là hoạt động tạo nên chìa khóa thành công cuẩ nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. Bộ phận R&D có nhiệm vụ nghiên cứu để phát triển các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Công tác R&D (Nghiên cứu và phát triển) bao gồm việc đầu tư hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho doanh nghiệp. Nó cũng gồm các hoạt động khám phá những tri thức mới về sản phẩm, quy trình và dịch vụ, sau đó áp dụng vào thực tế để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, từ đó đáp ứng nhu cầu và mở rộng thị trường.

Nghề R&D đòi hỏi rất cao, vì bộ phận này quy tụ những con người giỏi và am hiểu lĩnh vực mà doanh nghiệp theo đuổi. Hoạt động R&D là tìm ra những cái mới, nhằm giúp công ty duy trì và phát triển thị phần, đáp ứng nhu cầu thị trường nên nhân lực của ngành R&D phải nói là rất giỏi, sáng tạo và làm việc phải cật lực.

Phân loại các hoạt động R&D gồm 4 loại như sau:

1.Product R&D: Nghiên cứu và phát triển Sản phẩm: là hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cả về thiết kế, công dụng, tính năng, chế tác, vật liệu… hoặc cải thiện và nâng cao hiệu năng, chcaats lượng sản phẩm.

2.Technology R&D: Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ: là hoạt động tạo ra những công nghệ mới giúp cải tiến sản phaarm cũ, đồng thời áp dụng vào sản phẩm mới để cho ra thành phẩm chất lượng, giá thành hạ. Đó có thể là tự nghiên cứu công nghệ mới, nhưng cũng có thể là “tham khảo” công nghệ của đối thủ rồi tự phát triển theo hướng của mình.

3.Packaging R&D: Nghiên cứu – phát triển bao bì: là hoạt động dành thường dành cho các doanh nghiệp tiêu dùng, như mì ăn liền, nước uống, sữa… nhưng như Apple bán iPhone cũng cần, vì bao bì đóng gói smartphone cũng rất quan trọng. Packaging R&D có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển bao bì mới, cẩ về chất liệu, kiểu dáng để tối ưu việc đóng gói sản phẩm. Từ đo giúp tăng lượng sản phẩm tiêu thụ.

4.Process R&D: Nghiên cứu – phát triển quy trình: là hoạt động giúp cải tiến, phát triển quy trình vận hành máy móc, quy trình sản xuất sản phẩm, quy trình phục vụ cho dịch vụ hay bất kỳ quy trình nào có trong công ty. Việc đầu tư vào Process R&D mang lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp, tối ưu chi phí.

Nếu một công ty năm này qua năm khác cũng chỉ sản xuất một loại sản phẩm, dịch vụ với những đặc điểm cũ kĩ thì không sớm thì muộn họ sẽ bị thị trường đào thải. Có những mặt hàng, như hàng ăn uống thì chất lượng và hương vị cần được giữ nguyên, nhưng họ vẫn cần thay đổi, có thể là bao bì, cách giao hàng hay dịch vụ đi kèm. Còn các sản phẩm như iPhone, Galaxy thì cần thay đổi liên tục, từ kiểu dáng, tính năng cho đến công nghệ. Vì thế, hoạt động R&D : Nghiên cứu – phát triển quy trình vô cùng quan trọng. Nhờ đầu tư vào R&D mà nhiều công ty nhỏ đã vươn mình thành những gã khổng lồ. Nếu bộ phận R&D định hướng sai, hoặc chậm trễ hơn so với đối thủ thì doanh nghiệp cũng dễ đi vào ngõ cụt, giống như Nokia và BlackBerry chẳng hạn. Họ đầu tư nhiều vào R&D nhưng không hiệu quả khiến công ty phải bán tháo, hoặc bỏ đi ngành kinh doanh cốt lõi của mình.

Hy vọng bài viết của giainghia.com đã giúp mọi người hiểu được khái niệm R&D là gì. Tiếng Việt hay đọc là “A en đi”, hoạt động R and D ngày càng được doanh nghiệp Việt chú trọng, vì nó có vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cũng sẽ biết nghề R&D là làm những việc gì rồi đó. Tùy vào từng ngành nghề và định hướng của công ty mà công việc của bộ phận R&D sẽ khác nhau, nhưng mục đích thì gói gọn trong những ý trên.

0