25/05/2018, 16:26

Quy định mới nhất về chế độ hưu trí từ năm 2016

Luật BHXH số 58/2014/QH13 sửa đổi năm 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, với nhiều điểm mới thay đổi theo hướng có lợi hơn cho người lao động. Tuy nhiên, các nội dung như điều kiện hưởng, tỷ lệ hưởng lương hưu, thời gian tham gia… được quy định chặt chẽ hơn, đang là vấn đề ...

Quy định mới nhất về chế độ hưu trí năm 2016

Luật BHXH số 58/2014/QH13 sửa đổi năm 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, với nhiều điểm mới thay đổi theo hướng có lợi hơn cho người lao động. Tuy nhiên, các nội dung như điều kiện hưởng, tỷ lệ hưởng lương hưu, thời gian tham gia… được quy định chặt chẽ hơn, đang là vấn đề được người lao động quan tâm nhất.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Kế toán thuế Centax mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:

1. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ hưu trí

So với luật BHXH số 71/2006/QH11 thì luật BHXH số 58/2014/QH13 bổ sung thêm một vài đối tượng được hưởng chế độ hưu trí.

Như vậy, các đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu cập nhật theo luật mới nhất được quy định tại Điều 53, 54 Luật BHXH số 58/2014/QH13,  bao gồm:

 Quy định mới nhất về chế độ hưu trí năm 2016 - ảnh 1

2. Mức hưởng lương hưu hàng tháng 

Tại Điều 56 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định:

– Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, cách tính lương hưu với người lao động nghỉ việc vẫn được thực hiện theo quy định tương tự luật BHXH số 71/2006/QH11

Bạn đọc xem thêm tại bài: Quy định của luật BHXH về chế độ hưu trí

– Từ ngày 01/01/2018 mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

  • Lao động nam:

Nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm; từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

  • Lao động nữ:

Nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động (cả nam và nữ) được tính thêm 2%. mức tối đa bằng 75%

Tại Điều 62 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH như sau:

a. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Quy định mới nhất về chế độ hưu trí năm 2016 - ảnh 2

b. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH được xác định bằng cách tính bình quân của tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian

c. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Mức bình quân tiền lương, tiên công đóng BHXH được xác định bằng cách tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH chung của các thời gian.

Trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định ở muc a trên đối với từng hợp cụ thể.

Ví dụ cách tính tỷ lệ lương hưu hàng tháng theo Luật số 58/2014/QH13:

Bà A nghỉ việc hưởng lương hưu vào năm 2019 khi đủ 55 tuổi, có 25 năm đóng BHXH,

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

–  Số năm đóng BHXH của bà A là 25 năm nên số năm đóng BHXH để tính hưởng lương hưu của bà A là 25 năm

–  15 năm đầu tính bằng 45%

–  Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 là 10 năm, tính thêm 10 x 2% = 20%

 –  Xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà A: 45% + 20% = 65%

Vậy: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà A là 65%

3. Mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu

Tại điều 58 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về điều kiện hưởng và mức hưởng trợ cấp một lần như sau:

“1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Ví dụ:

Ông B nghỉ hưu vào năm 2016, khi đủ 60 tuổi đã có 35 năm đóng BHXH

  • Số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% là 25 năm vì:
  • 15 năm đầu tính 45%
  • Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%
  • Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu là : 45% + 30% = 75%

Như vậy, Ông B có (35 năm -30 năm ) = 5 năm đóng BHXH được hưởng trợ cấp một lần

Mức trợ cấp được hưởng = 5 x 0.5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Chú ý:

Việc xác định mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để hưởng trợ cấp 1 lần giống như đối với trường hơp xác định mức bình quân tiền  lương, tiền công đóng BHXH để hưởng lương hưu đã trình bày ở mục 2 như trên.

4. Hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

a. Điều kiện hưởng

Tại Điều 55 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

Quy định mới nhất về chế độ hưu trí năm 2016 - ảnh 3

b. Mức hưởng

Tại Khoản 2 Điều 55 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về cách tính mức hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng trong trường hợp này được tính như cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng đối với người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu tuy nhiên cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Mời bạn theo dõi cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng đối với người lao động đủ điều kiện hưởng lương Kế toán Centax đã trình bày ở mục 2 bài viết này.

Xem thêm: 

Quy định của luật BHXH về chế độ hưu trí

Thủ tục xin cấp lại sổ Bảo hiểm bắt buộc khi bị mất

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2015

Quy định của Luật BHXH về chế độ hưu trí

Khoản chi mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được tính vào chi phí

Bản quyền bài viết thuộc về Kế toán Centax.

Khi copy vui lòng ghi đầy đủ nguồn: www.centax.edu.vn

0