25/05/2018, 16:26

Thủ tục tham gia bảo hiểm bắt buộc lần đầu

Các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm lần đầu thường rất hay lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục. Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn thủ tục tham gia bảo hiểm lần đầu ở bài viết dưới đây. 1. Quy định từ ngày 01/01/2015 Theo Điều 43 Luật Việc Làm số 38/2013/QH13 quy định thì ...

 - ảnh chính

Các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm lần đầu thường rất hay lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục. Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn thủ tục tham gia bảo hiểm lần đầu ở bài viết dưới đây.

1. Quy định từ ngày 01/01/2015

 Theo Điều 43 Luật Việc Làm số 38/2013/QH13 quy định thì khi ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì DN phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên ( Không còn giới hạn phải đủ 10 người như trước)

Tại Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP quy định thì:

  • Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì người lao động vẫn phải đóng BHYT, mức đóng hằng tháng bằng 4,5 % tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản, do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
  • Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc Làm nếu không tham gia bảo hiểm y tế theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế
  • Người lao động trong thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế

2. Thủ tục tiến hành đăng ký bảo hiểm

Bước 1: Người lao động nộp 1 bộ hồ sơ cho DN gồm:

– Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mẫu số TK1-TS (Ban hành kèm theo Quyết định 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của BHXH Việt Nam)

– 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT;BHTN 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu).

Lưu ý:

 – Những người đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN:

 Thêm giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần cấp.

– Những người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (người có công…):

Thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.

Bước 2: DN chuẩn bị những thủ tục sau:

– Hướng dẫn lao động tham gia BHXH, BHYT kê khai tờ khai, kiểm tra, đối chiếu và ký trong tờ khai của người lao động.

– Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động.

– 01 Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT Mẫu D02-TS (Ban hành kèm theo Quyết định 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của BHXH Việt Nam).

Lưu ý:

Những DN đăng ký đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần: Nộp bản Đăng ký phương thức đóng của đơn vị theo đơn Đề nghị Mẫu D01-TS ban hành kèm QĐ 1111/QĐ-BHXH), kèm theo:

 + Phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị;

 + Phương thức trả lương cho người lao động

Bước 3: Nộp hồ sơ:

– Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa cơ quan BHXH.

– Những dữ liệu điện tử có thể chuyển qua internet…( bằng IMS, bằng USB, bằng email)

Lưu ý:

– Thời hạn cấp thẻ BHYT tối đa không quá 10 ngày làm việc; cấp sổ BHXH không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

 – Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ trên trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

3. Đối với đơn vị đăng ký chậm so với giấy phép thành lập, có truy thu BHXH, BHYT

Đối với đơn vị đăng ký bảo hiểm chậm so với giấy phép thành lập, có truy thu BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung gồm:

  • Văn bản giải trình của đơn vị Mẫu D01b-TS theo QĐ 1111/QĐ-BHXH
  • 02 bản Bảng tính lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN (nếu có)  Mẫu D02b-TS theo QĐ 1111/QĐ-BHXH
  • Văn bản xử lý vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền – nếu có (Bản sao)

Lưu ý: Đơn vị phải lưu Hợp đồng lao động; Bảng thanh toán tiền lương, tiền công tháng ứng với thời gian truy thu để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.

4. Đối với đơn vị đã tham gia BHXH tại nơi khác chuyển đến

Đối với đơn vị có người lao động đã tham gia BHXH ở nơi khác chuyển đến, hồ sơ gồm:

1. Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của cơ quan BHXH tham gia trước đó Mẫu C12-TS theo QĐ 1111/QĐ-BHXH

Lưu ý: Đơn vị có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền bảo hiểm phải đóng (hoặc số tiền bảo hiểm một tháng tham gia của toàn bộ người lao động trong danh sách) trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận hồ sơ để được cấp thẻ BHYT.

5. Đối với doanh nghiệp có sự thay đổi về số lượng lao động DN 

5.1. Trường hợp tăng lao động:

Hồ sơ thủ tục gồm:

– 02 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS).

– Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu số TK1-TS.)

– 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu).

5.2. Trường hợp giảm lao động:

Hồ sơ thủ tục gồm:

– Văn bản đề nghị (Mẫu D01b-TS).

– 02 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS).

– Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.

– Sổ BHXH.

– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết)

Mời bạn tham khảo các bài viết có liên quan khác

Đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc từ năm 2015

Thời hạn nộp BHXH, BHYT, BHTN

Mức đóng bảo hiểm bắt buộc mới nhất

Bản quyền bài viết thuộc về Kế toán Centax.

Khi copy vui lòng ghi đầy đủ nguồn: www.centax.edu.vn

0