25/05/2018, 16:26

Quy định của bảo hiểm xã hội về chế độ ốm đau

Chế độ ốm đau được quy định tại Mục 1, Chương 3 Luật BHXH số 71/2006/QH11 và được sửa đổi bổ sung tại Luật BHXH số 58/2014/QH13 . Cụ thể về đối tượng, điều kiện được hưởng, thời gian và mức hưởng được quy định như thế nào? Kế toán Centax mời bạn đọc theo dõi bài viết 1. Đối tượng áp ...

 - ảnh chính

Chế độ ốm đau được quy định tại Mục 1, Chương 3 Luật BHXH số 71/2006/QH11 và được sửa đổi bổ sung tại Luật BHXH số 58/2014/QH13.  Cụ thể về đối tượng, điều kiện được hưởng, thời gian và mức hưởng được quy định như thế nào? Kế toán Centax mời bạn đọc theo dõi bài viết 

1. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Tại Khoản 1 Điều 2  và  Điều 21 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về đối tượng áp dụng chế độ ốm đau bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

Chú ý:

Tại Luật BHXH số 58/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, đã bổ sung thêm 1 số đối tượng áp dụng chế độ ốm đau như sau:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
  • Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hường tiền lương

2. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ điều 22 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

“1.Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.”

Theo quy định trên trong trường hợp bị ốm đau, tai nạn hay con dưới 7 tuổi bị ốm phải nghỉ việc thì phải có xác nhận của cơ sở y tế.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

Thời gian hưởng chế độ ốm đau dành cho các đối tượng khác nhau được quy định như thế nào?. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định là bao lâu? Để hiểu cụ thể về những nội dung này, mời bạn đọc theo dõi bài viết:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo luật BHXH

4. Mức hưởng chế độ ốm đau

Mời bạn đọc tham khảo chi tiết về mức hưởng đối với chế độ ốm đau và nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe tại bài viết:

Mức hưởng chế độ ốm đau theo luật BHXH

5. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

Hàng quý (hoặc hàng tháng) người sử dụng lao động lập 02 bản danh sách theo mẫu số C66a-HD kèm theo hồ sơ ốm đau của từng người lao động nộp cho BHXH quận, huyện hoặc BHXH TP nơi đơn vị đóng BHXH để xét duyệt và quyết toán kinh phí chế độ ốm đau.

Cụ thể về hồ sơ ốm đau chi tiết, mời bạn đọc theo dõi bài viết

Hồ sơ thủ tục giải quyết chế độ ốm đau

 

0