Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

a. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả về mặt thời gian. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian đều là quan hệ nhân quả. Ví dụ, ngày và đêm không phải là nguyên nhân của nhau. Sấm và chớp không phải nguyên nhân của nhau. Muốn phân biệt nguyên ...

a. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả về mặt thời gian. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian đều là quan hệ nhân quả.
Ví dụ, ngày và đêm không phải là nguyên nhân của nhau. Sấm và chớp không phải nguyên nhân của nhau. Muốn phân biệt nguyên nhân và kết quả thì phải tìm ở quan hệ sản sinh, tức là cái nào sinh ra cái nào.

Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, ví dụ: gạo và nước đun sôi có thể thành cơm, cháo, v.v phụ thuộc vào nhiệt độ, mức nước, v.v.

Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ: sức khoẻ của chúng ta tốt do luyện tập thể dục, do ăn uống điều độ, do chăm sóc y tế tốt v.v chứ không chỉ một nguyên nhân nào.

b. Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau. Nghĩa là cái trong quan hệ này được coi là nguyên nhân thì trong quan hệ khác có thể là kết quả. Ví dụ, chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu nhập cao. Thu nhập cao lại là nguyên nhân để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân.

Kết quả, sau khi xuất hiện lại tác động trở lại nguyên nhân (hoặc thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực, hoặc ngược lại). Ví dụ, nghèo đói, thất học làm gia tăng dân số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại làm tăng nghèo đói, thất học, v.v.

0