Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

a. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Điều này nói lên rằng, trong cùng một điều kiện, mỗi sự vật có thể có một số khả năng khác nhau (phụ thuộc vào điều kiện cụ thể). Quá trình vận ...

a. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

Điều này nói lên rằng, trong cùng một điều kiện, mỗi sự vật có thể có một số khả năng khác nhau (phụ thuộc vào điều kiện cụ thể). Quá trình vận động, phát triển của sự vật ở một lát cắt nhất định chính là quá trình khả năng trở thành hiện thực. Khi hiện thực mới xuất hiện thì trong nó lại xuất hiện những khả năng mới. Những khả năng mới này, trong những điều kiện cụ thể thích hợp lại trở thành những hiện thực mới. Cứ như vậy, sự vật vận động phát triển vô cùng tận và khả năng, hiện thực luôn chuyển hoá cho nhau. Ví dụ, khi chúng ta thi đỗ đại học và theo học một trường đại học nào đó thì chúng ta có khả năng trở thành kỹ sư, cử nhân. Nếu khả năng trở thành kỹ sư, cử nhân trở thành hiện thực thì sẽ xuất hiện khả năng có việc làm tốt. Nếu khả năng có việc làm tốt được thực hiện thì sẽ làm nảy sinh khả năng có thu nhập cao, v.v.

Trong tự nhiên, khả năng trở thành hiện thực diễn ra một cách tự phát, nghĩa là không cần sự tác động của con người. Trong xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, muốn khả năng trở thành hiện thực phải thông qua hoạt động thực tiễn có ý thức của con người. Trong ví dụ ở trên, để khả năng trở thành kỹ sư, cử nhân trở thành hiện thực thì chúng ta phải chăm chỉ học tập, nghiên cứu khoa học, v.v.

b. Ngoài những khả năng vốn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện. Ví dụ, khi chúng ta ra nhập Tổ chức thương mại thế giới thì khả năng tụt hậu của nước ta so với trước cũng thay đổi. Nếu chúng ta không tích cực vươn lên về mọi mặt thì khả năng tụt hậu còn nhiều hơn trước khi chúng ta ra nhập tổ chức này.

c. Để khả năng trở thành hiện thực thường cần không chỉ một điều kiện mà là một tập hợp nhiều điều kiện. Ví dụ, để hạt ngô nảy mầm cần điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ, áp xuất, v.v.

0