ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức, là nguồn gốc của ý thức. Óc người là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức, không có bộ óc người thì không thể có ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ óc trong quá trình phản ánh thế giới ...

Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức, là nguồn gốc của ý thức. Óc người là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức, không có bộ óc người thì không thể có ý thức.

Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ óc trong quá trình phản ánh thế giới khách quan. Do vậy, bộ óc có ảnh hưởng trực tiếp đến phản ánh có ý thức của con người.

Thế giới khách quan là nguồn gốc của phản ánh có ý thức, quyết định nội dung của ý thức.

Tuy nhiên, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người:

Ý thức có tính năng động sáng tạo, cho nên thông qua hoạt động thực tiễn của con người có thể tác động trở lại vật chất bằng cách thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nào đó các điều kiện vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan, các điều kiện khách quan.

Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất dù đến đâu chăng nữa vẫn phụ thuộc vào các điều kiện vật chất. Cho nên, xét đến cùng, vật chất luôn quyết định ý thức.

Do vậy, từ quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:

Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan, hành động tuân theo quy luật khách quan. Không được lấy ý muốn chủ quan thay cho điều kiện khách quan.

Thứ hai, phải thấy được vai trò tích cực của ý thức, tinh thần để sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện có. Nghĩa là, phải biết động viên tinh thần, phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của ý thức, tinh thần vượt khó vươn lên, v.v.

Thứ ba, tránh không rơi vào “chủ nghĩa khách quan” tức là tuyệt đối hoá điều kiện vật chất, ỷ lại, trông chờ vào điều kiện vật chất kiểu “Đại Lãn chờ sung”, không chịu cố gắng, không tích cực, chủ động vượt khó, vươn lên.

Thứ tư, cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, của ý chí, cho rằng, ý chí, ý thức nói chung có thể thay được điều kiện khách quan, quyết định điều kiện khách quan.

Toàn bộ ý nghĩa phương pháp này cũng là những yêu cầu của nguyên tắc (quan điểm) khách quan. Vì vậy, chúng ta thấy, chính quan điểm của triết học Mác-Lênin về vật chất, ý thức về quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở lý luận của nguyên tắc (quan điểm) khách quan.

0