25/06/2018, 14:12

PR là gì, khái niệm Quan hệ Công chúng Public Relations là gì

PR là gì, công việc chính của nghề Quan hệ Công chúng Public Relations là gì và có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp, tổ chức. Nhiều người nhầm tưởng PR là hình thức quảng cáo sản phẩm, bán hàng trên Facebook hoặc các loại hình truyền thông khác. Tuy nhiên, ý nghĩa chuẩn của PR lại là xây ...

PR là gì, công việc chính của nghề Quan hệ Công chúng Public Relations là gì và có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp, tổ chức. Nhiều người nhầm tưởng PR là hình thức quảng cáo sản phẩm, bán hàng trên Facebook hoặc các loại hình truyền thông khác. Tuy nhiên, ý nghĩa chuẩn của PR lại là xây dựng mối quan hệ, tính gắn kết giữa công ty, tổ chức với cộng đồng, xã hội. Nói đúng hơn, Quan hệ Công chúng giúp tạo niềm tin của khách hàng, công chúng về doanh nghiệp, từ đó trở bước đệm để việc bán hàng diễn ra thuận lợi hơn.

PR là gì

Nghề PR là gì?



PR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Public Relations, dịch sang tiếng Việt thành “Quan hệ Công chúng”. PR là hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá hân nhằm chủ động quản lý các mối quan hệ giao tiếp cộng đồng, từ đó tạo dựng và giữ gìn hình ảnh tích cực của mình trước công chúng.

Nhóm PR sẽ có nhiệm vụ quảng bá các thành công, tin tức có lợi của công ty, tổ chức đồng thời làm giảm ảnh hưởng của những thất bại, tin tức không tốt ảnh hưởng tới đơn vị của mình. Đồng thời, công bá các thay đổi và những hoạt động khác. PR là hoạt động tạo mối liên hệ ảnh hưởng cả bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp.

Hiểu nôm na, PR là xây dựng hình ảnh, thương hiệu của công ty, doanh nghiệp, tổ chức trên diện rộng, tạo dấu ấn tốt đẹp với mọi người. Trên thực tế, không chỉ doanh nghiệp mới cần hoạt động PR mà ngay cả các ca sĩ, giới nghệ thuật hay những người nổi tiếng cũng muốn tạo lập và duy trì hình ảnh đẹp trong mắt công chúng. Quan hệ công chúng nhằm mục đích thiết lập, duy trì truyền thông hai chiều, giúp tạo sự hiểu biết, hợp tác giữa tổ chức với công chúng.

Hoạt động Quan hệ công chúng của doanh nghiệp gồm:

  • Tiếp xúc họp báo, hội nghị khách hàng.
  • Lắng nghe ý kiến, phản hồi của khách hàng về sản phẩm.
  • Truyền đạt, trao đổi ảnh hưởng của sản phẩm với người tiêu dùng.
  • Tạo lập hình ảnh đẹp và ấn tượng của doanh nghiệp, như tổ chức học bổng hỗ trợ sinh viên, hỗ trợ người nghèo…
  • Các hoạt động hướng về công chúng khác theo từng thời điểm.

Các giai đoạn của PR cần thực hiện:

  • Xác định và đánh giá thái độ của công chúng về doanh nghiệp, tổ chức.
  • Xác định các chính sách, thủ tục của doanh nghiệp đối với sự quan tâm của công chúng.
  • Phát triển, thực hiện những chương trình quảng bá để công chúng hiểu, chấp nhận những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Quan hệ Công chúng (PR) có chi phí thấp, nhưng lại đạt được hiệu quả đáng tin cậy nơi khách hàng. PR giúp tránh cho các thương hiệu gặp phải rắc rối, giúp xây dựng, duy trì tốt đẹp về công ty trong mắt công chúng, từ đó góp phần thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, quan hệ công chúng lại không có được số lượng người tham gia rộng như quảng cáo.

Làm PR là làm những gì?

Yếu tố quan trọng nhất của nghề PR là thông tin, người làm PR mà không có thông tin và làm chủ thông tìn thì chẳng có gì. Mới làm PR bạn sẽ phải bắt đầu từ đâu? Tất nhiên, phải bắt đầu từ việc thu thập và quy hoạch thông tin. Phải tận dụng các kênh báo chí, mạng xã hội, kênh nội bộ hay mối quan hệ, hiểu biết trong ngành và xã hội.

Công việc hàng ngày của người làm PR là gì?

Bạn có thể thực hiện các công việc hàng ngày của một người làm PR, thực tế cụ thể như sau:

  • Đọc các tờ báo, trang tin tức trong ngành liên quan
  • Đọc trang tin chính thức của cơ quan quản lý nhà nước về ngành
  • Đọc website và facebook đối thủ
  • Đọc Gooole Alerts các keywords mà liên quan đến ngành
  • Đọc blog/Facebook của các chuyên gia trong ngành để có thêm hiểu biết và góc nhìn cho các vấn đề nổi cộm
  • Đọc báo cáo công việc của các bộ phận, xác định thông tin và viết tin tức ghi chép lưu trữ
  • Gửi thông tin mới quan trọng mà có thể các đơn vị báo chí quan tâm tới list phóng viên thân thuộc của doanh nghiệp.
  • Đi xuống làm quen với đầu mối thông tin ở các các bộ phận và chụp ảnh, ghi chép tin làm tư liệu
  • Đặt lịch đăng bài cho Website và Facebook công ty
  • Viết bài cho báo nội bộ theo kế hoạch
  • Chuẩn bị các hạng mục cho sự kiện nội bộ sắp tới
  • Làm kế hoạch và báo cáo
  • … v..v..

Quản lý bộ phận PR sẽ giám sát những gì gì?

  • Quản lý các đầu việc của nhân sự cấp dưới theo kế hoạch
  • Quản lý mức độ hoàn thành các công việc cam kết của nhân sự
  • Quản lý và ra quyết định điều chỉnh các hoạt động thông tin để đảm bảo mục đích truyền thông
  • Quản lý và đánh giá budget chi cho PR, MKT có mang lại hiệu quả
  • Khuyến khích nhân sự sáng tạo ra các “combo” quản lý thông tin hiệu quả hơn
  • Đo lường hiệu quả công việc của nhân sự và nỗ lực làm mới bộ phận
  • Quản lý các mong muốn của sếp và Tư vấn cho sếp để xếp hạng ưu tiên các công việc
  • Kiểm duyệt đầu ra các ấn phẩm thông tin của đơn vị
  • Quản lý sức ì của bản thân để mọi việc chạy thật nhanh, đúng hạn và không bỏ lỡ các thời cơ thông tin quý giá
  • Lâu lâu ngẫu nhiên kiểm tra một cách thật tự do xem tổng thể thông tin và hình ảnh của tổ chức mình trên các kênh thường thấy đang ở tình trạng nào? Lướt qua các trang đối thủ và các hãng lớn lên trên thế giới xem họ có gì để mình học hỏi không?
  • Tham gia vào các diễn đàn uy tín về nghề nghiệp để liên tục cập nhật về xu hướng truyền thông và trở thành một mắt xích quan trọng hỗ trợ mạng lưới về thông tin khi có điều kiện.

Trên đây là định nghĩa khái niệm PR là gì một cách tổng quát và chi tiết nhất. Yeutrithuc.com hy vọng sẽ nhận được những đóng góp của độc giả về những gì liên quan tới ngành PR. Quan hệ công chúng – Public Relations là một công việc rất thú vị, nhưng cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng, đặc biệt khả năng nắm bắt, xử lý thông tin và những tình huống gây bất lợi cho công ty, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả nhất. Bù lại, nghề PR giúp bạn năng động hơn, hiểu biết xã hội tốt hơn và có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.

Tóm lại, PR – Quan Hệ Công Chúng về bản chất là nghề giúp cải thiện cái nhìn của mọi người về một cá nhân, tập thể hay công ty nào đó, đồng thời giữ vai trò phát đi thông tin chính thức tới giới truyền thông để lôi kéo sự chú ý của họ, từ đó cải tạo lập, cải thiện và giữ gìn hình ảnh của đối tượng (cá nhân, tổ chức, công ty). Vì thế, nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục, xử lý tình huống tốt.


0