25/05/2018, 16:15

Phương Pháp chiết khấu dòng diền thuần vốn chủ ( FCFE - Free cash flows to Equity)

Hôm nay mình giới thiệu 1 phương pháp trong Thẩm định giá đó là: Phương pháp chiết khẩu dòng tiền thuần vốn chủ (FCFE - Free cash flows to Equity) a) Cơ sở của phương pháp Dòng tiền thuần thuộc về chù sở hữu là dòng tiền thuộc về chủ sớ hữu ...

Hôm nay mình giới thiệu 1 phương pháp trong Thẩm định giá đó là:

Phương pháp chiết khẩu dòng tiền thuần vốn chủ (FCFE - Free cash flows to Equity)

a)       Cơ sở của phương pháp

Dòng tiền thuần thuộc về chù sở hữu là dòng tiền thuộc về chủ sớ hữu sau khi đã trừ đi các khoản sau: chi phí hoạt động kinh doanh (gồm cả thuế), các khoản đầu tư vốn cần thiết để duy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp, dòng tiền thuộc chù nợ.

Dòng tiền thuần vốn chù sở hữu là dòng tiền sau thuế mà chủ sở hữu của doanh nghiệp thu nhận được trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Dòng tiền thuần của chủ sở hữu được xác định theo công thức:

FCFE - Dòng tiền vào cùa chủ sở hữu - Dòng tiền ra của chù sở hữu

      Như vậy, ta có:

       FCFE = [EBIT(1- Thuế suất) - Lãi vay + Khẩu hao TSCĐ + Vay nợ mới] - [Chi đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổi VLĐ + Trả nợ gốc cũ]

Nếu phân tích theo dòng tiền thuần từ các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp, ta có:

 

TT

Dòng tiền thuần từ các hoạt động

Công thức

1

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

[EB1T(1- Thuế suất) - Lãi vay + Khấu hao TSCD]

2

Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư

[Chi đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổi VLD]

3

Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính phần dành cho chủ nợ

[Vay nợ mới- Trá nợ gốc cũ]

4

FCFE

= (l)-(2)+(3)

  FCFE = [EBIT(1- Thuế suất) - Lãi vay + Khẩu hao TSCĐ] - [Chi đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổi VLĐ] + [Vay nợ mới - Trà nợ gốc cũ]

Hay, có thể viết thành công thức tổng quát:

FCFE = Lợi nhuận Thuần + Khấu hao - Các khoản chi vốn - Chênh lệch vốn lưu động - Các khoản trả nợ cũ + các khoản nợ mới phát hành

Như vậy giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp này sẽ là giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu, vì đây là dòng tiền thuộc về riêng ông chủ sở hữu.

 b)       Phương pháp xác định

 Giá trị doanh nghiệp được tính bằng công thức:

 

V0 =

FCFE1

+

FCFE2

+...+

FCFEn

=

      ∑

FCFEt

(1+r)1

(1+r)2

(1+r)n

(1+r)t

Vo: Giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu;

FCFEt: Dòng tiền thuần vốn chủ năm thứ t;

n: số năm mang lại dòng tiền

r: Tỷ lệ chiết khấu dòng tiền (vì đây là dòng tiền thuần vốn chủ sờ hữu nên tỷ lệ chiết khấu thường được dùng là chi phí sử dụng vón chù sờ hữu. Tuy nhiên, việc xác định chi phí sử dụng vốn chủ sờ hĩru cùng cần phải làm rõ doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính không, nếu có thì cần tính đến mức độ ảnh hường cùa việc sử dụng đòn bẩy tài chính tới chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu).

Cùng như các phương pháp dòng tiền khác, việc xác định giá trị doanh nghiệp theo công thức tổng quát trên gần như là không thể. Chính vì vậy, để thuận lợi cho việc tính toán thường người tính đưa ra những già định để hạn chế lại các công thức toán, nhàm dễ dàng hơn trong việc triển khai xác định giá trị doanh nghiệp. Ở đây chúng ta nghiên cứu 2 loại già định cơ bản và thường gặp, đó'là:

Giả định 1: Dòng tiền thuần vốn chủ tăng đều hàng năm với tốc độ là g% (với g < r) và t -» co. Vậy giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu:

V0=

FCFE

r - g

Khi phân tích về tốc độ tăng trưởng của dòng tiền thần vốn chủ (FCFE) đối với những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính lớn thì thường cao hơn tốc độ tăng trường của dòng tiền thuần chung (FCFF).

>  Giả định 2: Dòng tiền thuần vốn chủ hàng năm tăng không đều nhau đến năm n, từ năm n+1 trở đi FCFE dự kiến theo hai tình huống:

-       Tình huống 1: tăng đều với tốc độ là g%/năm (với g < r) và t —» oo:

Vậy giá trị doanh nghiệp đối vói chù sờ hữu:

V0

FCFEt

+

Vn

 

V =

FCFEn+1

(1+r)t

(1+r)n

r - g


Tình huống 2: ổn định hàng năm bàng FCFEn+i và t -» oo:

Vo =

FCFE

+

Vn

 

Vn =

FCFEn+1

(1+r)t

(1+r)t

r

Trong đó: vn: Giá trị doanh nghiệp đối với chù sờ hữu năm n.

-       Ví dụ: Tập đoàn Hải Dưong có số liệu dự báo trong bảng dưới đây:

NĂM

0

1(F)

2(F)

3(F)

4(F)

5(F)

- Nhu cầu vốn lưu động

10.900

10.950

11.100

11.200

11.400

11.500

- Tài sản cố định (NG)

38.000

38.200

38.400

38.700

39.000

39.100

- Khấu hao luỹ kế

25.000

25.300

25.700

26.000

26.400

26.700

NĂM

0

1(F)

2(F)

3(F)

4(F)

5(F)

Tổng tài sản

24.000

27.100

29.500

31.800

35.000

39.300

- Nợ ròng

6.000

6.100

6.500

6.800

7.000

7.300

- Vốn chủ sờ hữu

18.000

21.000

23.000

25.000

28.000

32.000

Tổng nguồn vốn

24.000

27.100

29.500

31.800

35.000

39.300

 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đang nộp là 22% và trích bảng dự báo kết quả kinh doanh như sau:

NĂM

1(F)

2(F)

3(F)

4(F)

5(F)

Thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA)

3.900

4.000

4.650

5.000

5.300

Lãi vay

80

85

90

90

95

Yêu cầu:

-     Hãy xác định giá trị phần vón chủ (giá trị doanh nghiệp đổi với chú sở hữu) theo phương pháp FCFE biết lãi suất phi rủi ro là 7%, phần bù rủi ro thị trường là 5% và hệ số beta của doanh nghiệp là 1,2 và sau năm thứ 5 trờ đi FCFE tăng 5%/năm.

Lời giải đề nghị:

-       Tỷ lệ chiết khấu: r = 7% + l,2x (5%) = 13%

-       Xác định lợi nhuận sau thuế 5 năm tương lai

+ Lợi nhuận trước thuế năm N = EBITDA - khấu hao - lãi vay + Lợi nhuận sau thuế năm N = Lợi nhuận trước thuể năm N X (1-22%)

 Như vậy chúng ta có bảng tính lợi nhuận sau:

NĂM

1(F)

2(F)

3(F)

4(F)

5(F)

Thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA)

3.900

4.000

4.650

5.000

5.300

- Khấu hao

300

400

300

400

300

- Lãi vay

80

85

90

90

95

Lợi nhuận trước thuế

3.520

3.515

4.260

4.510

4.905

Lợi nhuận sau thuế

2.745,6

2.741,7

3322,8

3.517,8

3.825,9

- Áp dụng công thức xác định FCFE theo từng năm trong tương lai

FCFE = Lợi nhuận ròng + Khau hau - Các khoản chi von - Tăng (giảm) von lưu động - Các khoán trả nợ gốc cù + Các khoản nự mới

Ta tính được kểt quà thể hiện qua bàng sau:

NĂM

1(F)

2(F)

3(F)

4(F)

5(F)

Lợi nhuận sau thuế

2.745,6

2.741,7

3322,8

3.517,8

3.825,9

+ Khấu hao

300

400

300

400

300

- Đầu tư TSCĐ

200

200

300

300

100

- Thay đối vốn lưu động

50

150

100

200

100

+ Thay đổi nợ vay

100

400

300

200

300

FCFE

2.895,6

3.191,7

3.522,8

3.617,8

4.225,9

-       Giá trị FCFE tại năm thứ 6 = 4.225,9x (100%+5%) = 4.437,2

-       Giá trị phần vốn chủ sờ hữu ở năm thứ 5: (n=5)

Vn=

FCFEn+1

r - g

Vn = 4.437,2/(13%-5%) = 55.465

- Giá trị doanh nghiệp đối với chủ sờ hữu (giá trị vốn chủ sờ hữu):

Vo =     ∑

FCFEt

+

vn

(1+r)r

(1+r)n

-     Thay số ta được V = 42.120,22 tỷ đồng

-       Kết luận: Vậy giá trị phần vốn chủ sờ hữu là V = 42.120,22 tỷ đồng

a)      ưu, nhược điểm

-       Ưu điểm

+ Doanh nghiệp coi như một dự án đầu tư đang triển khai, mỗi nhà đầu tư nhìn nhận tương lai của dự án này khác nhau;

+ Giá trị doanh nghiệp thường đưa ra là mức giá cao nhắt nhà đầu tư có thể mua;

+ Giải thích rõ vì sao doanh nghiệp này lại có giá trị cao hơn doanh nghiệp kia;

+ Chì ra những cơ sở để mồi nhà đầu tư có thể tuỳ ý mà phát triển những ý tường của mình nếu sở hữu doanh nghiệp;

+ Quan niệm về dòng tiền tránh được việc điều chỉnh số liệu kế toán sao cho có thể phản ánh đúng thời điểm phát sinh các khoản tiền.

-   Nhược điểm

+ Khó khăn trong khi dự báo các tham số: r, n, g.

+ Đối với các doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh hoặc có nhưng không rõ ràng khó áp dụng phương pháp này;

+ Do phương pháp này đứng trên phương diện ông chù sở hữu để phân tích nên có thể đánh giá được rõ cà về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

+ Đòi hỏi người đánh giá phải có chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư;

+ Đòi hỏi phải có một lượng thông tin lớn.

 

0