Bàn về chữ Đạo trong Văn
Người xưa có câu: Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn Khi viết bài này, Viết Chơi Xơi Chữ (Vitchoi) khá buồn vì không thể đặt cái chữ ĐẠO VĂN làm tiêu đề được. Vì hàm nghĩa ĐẠO VĂN là từ xấu, và bị báo chí lên án như một vấn nạn trường tồn của giáo dục nước ta. ...
Người xưa có câu: Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn
Khi viết bài này, Viết Chơi Xơi Chữ (Vitchoi) khá buồn vì không thể đặt cái chữ ĐẠO VĂN làm tiêu đề được. Vì hàm nghĩa ĐẠO VĂN là từ xấu, và bị báo chí lên án như một vấn nạn trường tồn của giáo dục nước ta.
Nhưng với riêng Vitchoi, chữ “Đạo” là một từ rất đẹp. Chúng ta thường thấy các danh từ rất hay được bắt nguồn từ chữ “Đạo” như: đạo hạnh, đạo lý, đạo nghĩa… Nhưng đến từ “Đạo Văn” thì nó lại mang một màu sắc vô cùng tăm tối, và được xem như là một hành vi không khác gì phường trộm cắp thất học. Do vậy, Vitchoi chỉ xin mạn phép nói về chữ Đạo mà một người viết Văn nên tìm hiểu.
Người Viết Văn tại sao phải biết Đạo?
Nếu tìm hiểu về chữ “đạo” thì chúng ta có hai nghĩa: một là con đường đi (nghĩa đen); và hai là lý tưởng đời người (nghĩa bóng). Nếu căn cứ vào nghĩa bóng, chúng ta phát sinh ra các cụm từ như: đạo làm con, đạo làm cha mẹ, đạo làm thầy,… Với tương ứng mỗi từ, thì chữ “đạo” trong đó sẽ được diễn giải theo một nguyên tắc sống mà người “mang vác” buộc phải tuân theo. Điều này sẽ giúp cho bản thân chúng ta sống ĐÚNG, ĐẸP, và TRÁCH NHIỆM với xã hội đang cưu mang. Tuy nhiên, người viết văn thì không phải ai cũng chịu hiểu về Đạo, giữ Đạo, và làm Đạo.
Vãng hồi về quá khứ, các nhà nho xưa không viết văn nhằm cầu tài lộc mà thực chỉ muốn thỏa chí phiêu bồng, hoặc họa chăng là muốn thể hiện cái tài với thế nhân. Nên với bậc quân tử xưa thì việc được người đời cho là “thâm nho” cũng chỉ nhằm bảo toàn cái “đạo” của kẻ sĩ.
Trở về với hiện tại, nếu người viết không hiểu về “Đạo” mà hành văn, thì cũng giống như một hôn quân lạc vào chốn tiên cảnh đầy mê muội. Mà đã là kẻ lạc tưởng với vui thú tằm thường, thì làm sao phân biệt được nữa thị phi trắng đen?
Do vậy, Vitchoi tin rằng nếu một người hiểu được “Đạo”, thì sẽ tránh được những dục vọng nhỏ nhoi, cũng như thoát khỏi các ý niệm thiển cận. Từ đó, cái viết sẽ mang nhiều ý nghĩa cho đời, cũng như khiến câu từ được thoát tục hồng trần.
Có cái gọi là Đạo Viết Văn?
Đọc đến đây, hẳn có người sẽ tự hỏi vậy họa chăng có cái gọi là “Đạo Viết Văn”. Điều này mạn phép Vitchoi không bàn luận thêm vì kiến thức còn eo hẹp. Tuy nhiên, “đạo” là vô hạn, và không hữu hình, cho nên dù muốn hay không thì “Đạo” trong văn cũng khó lòng nắm bắt.
Nhưng chung quy của “Đạo” là hướng về tính thiện, và nhấn mạnh sự tự nhiên. Cho nên một cách cơ bản để thể hiện được “đạo” đó chính là viết cái bản thân muốn, và tránh bị ngoại lực tác động. Thêm nữa, ý nghĩa và ngôn từ của bài viết phải hướng đến cái CHÂN, THIỆN, và MỸ.
Khi đã hiểu, và biết cách dụng “đạo” đúng đắn thì tự nhiên ý nghĩ tuôn trào như dòng thác vạn năm bị chặn, câu từ dày đặc như tầng tầng lớp lớp mây xanh ngày nắng.
Tóm lại, chữ “đạo” trong văn là một thứ vô cùng trừu tượng và tự mỗi người phải tìm cho mình khi lang thang trên biển học vô bờ. Nhưng Vitchoi tin rằng chỉ cần người viết văn hiểu được tâm, trọng lễ, thì tự khắc “đạo” sẽ hòa vào. Và khi đó, người viết sẽ biết cái cần, và cái phải buông bỏ.
– Viết Chơi Xơi Chữ –
Cần Thơ, 31-10-2017
Người xưa có câu: Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn
Khi viết bài này, Viết Chơi Xơi Chữ (Vitchoi) khá buồn vì không thể đặt cái chữ ĐẠO VĂN làm tiêu đề được. Vì hàm nghĩa ĐẠO VĂN là từ xấu, và bị báo chí lên án như một vấn nạn trường tồn của giáo dục nước ta.
Nhưng với riêng Vitchoi, chữ “Đạo” là một từ rất đẹp. Chúng ta thường thấy các danh từ rất hay được bắt nguồn từ chữ “Đạo” như: đạo hạnh, đạo lý, đạo nghĩa… Nhưng đến từ “Đạo Văn” thì nó lại mang một màu sắc vô cùng tăm tối, và được xem như là một hành vi không khác gì phường trộm cắp thất học. Do vậy, Vitchoi chỉ xin mạn phép nói về chữ Đạo mà một người viết Văn nên tìm hiểu.
Người Viết Văn tại sao phải biết Đạo?