25/05/2018, 16:15
Bệnh gout và những điều cần biết
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa purin gây tăng acid uric. Bệnh nặng có thể phá hủy, biến dạng khớp, đồng thời làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp... Căn bệnh này lâu nay được mệnh danh là "bệnh người giàu". ...
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa purin gây tăng acid uric. Bệnh nặng có thể phá hủy, biến dạng khớp, đồng thời làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp...
Căn bệnh này lâu nay được mệnh danh là "bệnh người giàu". Chúng làm tăng acid uric mà sản phẩm cuối cùng là muối urat dạng hòa tan. Trong một số điều kiện, muối urat bị kết tủa thành vi tinh thể hình kim, gây tổn thương tại nhiều cơ quan như thận, tim, mạch máu, tổ chức dưới da… Còn nếu muối urat kết tủa tại khớp thì gây viêm khớp gút cấp, biểu hiện là sưng nóng, đỏ, đau dữ dội ở một khớp, thường gặp nhất là khớp ngón chân cái, cổ chân, đầu gối, cổ tay, khủy tay, ngón tay…
Tinh thể muối urat bám vào sụn khớp gối qua nội soi. |
Ở những bệnh nhân bị gút nặng, u cục nổi lên gây phá hủy khớp, biến dạng khớp, làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành...
Các phương pháp điều trị gút hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào chống viêm, giảm đau, tăng đào thải, giảm tổng hợp acid uric để hạn chế cơn gút cấp tái phát. Cách này đáp ứng tốt trên những bệnh nhân mới bị gút hoặc bệnh còn nhẹ, nhưng kém hiệu quả với những người bệnh nặng, có nhiều bệnh kèm theo. Chúng thậm chí hầu như không còn tác dụng trên những bệnh nhân đã bị biến chứng.
Là một trong những cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và điều trị chuyên sâu bệnh gút, các giáo sư bác sĩ của Viện Gút nhận thấy 80 - 90% người tăng acid uric sau 10 đến 30 năm vẫn không chuyển thành bệnh gút. Tăng acid uric chỉ là một trong những điều kiện "cần" để urat kết tủa, mấu chốt thuộc về điều kiện "đủ" làm cho urat kết tủa mới gây bệnh gút.
.
Ông Võ Văn Ba trước và sau 7 tháng điều trị tại Viện Gút. |
Tuy đây vẫn còn là một bí ẩn, nhưng trong điều trị gút, không phải là không có lời giải cho vấn đề này. Nghiên cứu các bài thuốc thảo dược gia truyền của đồng bào một số dân tộc thiểu số ở miền núi, các bác sĩ Viện Gút phát hiện nhiều bài thuốc hiệu quả đối với các bệnh khớp, trong đó có bệnh mà người dân tộc gọi là "bệnh ăn thịt, uống rượu thì đau". Các bài thuốc này có nhiều vị thuốc chống viêm, giảm đau, thải độc, tăng cường chức năng gan, chức năng thận, lưu thông khí huyết…
Khắc phục những hạn chế trong điều trị gút, đơn vị này đã nghiên cứu, kế thừa và phát triển các bài thuốc trên ứng dụng trong điều trị bệnh gút và các bệnh lý kèm theo. Hơn 3 năm qua, hàng nghìn bệnh nhân gút đã được điều trị hiệu quả bằng phương pháp này. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân gút bị biến chứng nặng đã có sự phục hồi toàn diện.
Ông Võ Văn Bé Ba, 55 tuổi ở Vĩnh Long là một trong hàng trăm bệnh nhân gút biến chứng đã được điều trị hiệu quả theo phương pháp trên. Ông bị gút hơn 10 năm, khi đến với Viện Gút, ông đã ở trong tình trạng chỉ còn da bọc xương, 2 đầu gối nổi đầy u cục, sưng to và bị co cứng lại.
Bệnh nhân đã phải năm một chỗ hơn một năm liên tục. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa như men gan, chức năng thận, mỡ máu đều tăng cao, huyết áp tăng. Sau 7 tháng điều trị tại đây, ông Ba đã có một sự phục hồi lớn, tăng được 10 kg, các cơn gút cấp lui dần, chức năng gan thận được phục hồi, các u cục nhỏ dần. Ngày 5/11, khi trở lại tái khám, ông Ba rất phấn khởi thông báo đã tập đi được hơn 70m và tin tưởng sẽ có ngày phục hồi hoàn toàn.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Thu, Giám đốc phòng khám của Viện Gút cho biết, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là bệnh nhân phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc, kiên trì, không nôn nóng trong điều trị. Những bệnh nhân nặng cùng đường như ông Ba thường tuân thủ tốt hơn so với những bệnh nhân còn nhẹ.
Read more: http://benhgout.net/news/phuong-phap-moi-dieu-tri-benh-gut-342.html#ixzz4tH51Czoz