25/05/2018, 16:15

Phân tích an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, điểm giống và khác nhau

Định nghĩa về An sinh xã hội (ASXH): ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội, làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng do ốm đau, ...

Định nghĩa về An sinh xã hội (ASXH): ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội, làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng do ốm đau, thai sản, thương tâm do lao động, mất sức lao động, hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho gia đình nạn nhân, trẻ em.

Định nghĩa về Phúc lợi xã hội (PLXH): là bộ phận thu nhập của quốc gia, được dùng để thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yêu mang tính bao cấp và được phân phối ngoài thu nhập lao động. Nói tóm lại, ASXH là phương tiện cần thiết điều chỉnh việc phân phối thu nhập xã hội, khắc phục dần những khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, mang đến lợi ích cho toàn xã hội.

Đối với ASXH cần phải quan tâm đến 7 vấn đề sau (2017):

Thứ nhất là, Chính sách với người có công. Do có nhiều trường hợp kê khai đề nghị hưởng chính sách nhưng chưa được hưởng hoặc hưởng chưa đầy đủ. Xuất hiện tình trạng hồ sơ giả, cán bộ làm dụng quyền trục lợi.

Thứ hai là, Công tác dạy nghề. Được đầu tư rất nhiều ngân sách nhưng so với kỳ vọng và yêu cầu phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba là, Lao động, việc làm, tiền lương. Tình trạng thiếu việc làm, vấn đề việc làm cho sinh viên ra trường.

Thứ tư là, Tình trạng xâm hại thân thể trẻ em. Đây là vấn đề xã hội nhức nhối, liên quan tới luân thường đạo lý, vừa qua đã xảy ra ở nhiều địa phương, cần có những biện pháp mang tính răng đe cao.

Thứ năm là, Vấn đề quản lý các cơ sở cai nghiện. Việc quản lý Nhà nước với đối tượng nghiện ma túy là rất phức tạp.

Thứ sáu là, Vấn đề an toàn lao động. Nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm, làm nhiều người chết và bị thương.

Thứ bảy là, Hoạt động xuất khẩu lao động. Cần đào tạo tốt ngoại ngữ cho lao động đáp ứng yêu cầu của nước sở tại. Cần kiểm tra các công ty môi giới, nắm bắt tình hình lao động Việt Nam ở nước ngoài để kịp thời bảo hộ, can thiệp, mở rộng thêm nhiều thị trường…

Điểm giống và khác nhau của ASXH và PLXH

ASXH: ASXH gồm những bộ phận cơ bản là: Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp  xã hội; Trợ cấp gia đình; Các dịch vụ xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng…

 ASXH là một phạm trù kinh tế-xã hội, có nội hàm rất rộng và mặc dù phương thức thực hiện là công cộng, nhưng nếu phân định theo nguồn lực thì có thể thấy bao gồm từ sự đóng góp của các bên tham gia vào một quỹ nhất định (ví dụ quỹ BHXH), từ ngân sách nhà nước, thông qua thuế (ví dụ cho các trợ cấp xã hội) hoặc cũng có thể từ sự đóng góp của các nhà hảo tâm (trong các hoạt động trợ giúp xã hội)…

PLXH: ASXH và PLXH có sự khác biệt. Nếu như  mục tiêu của ASXH là  góp phần đảm bảo thu nhập thì mục tiêu của PLXH là giảm bớt sự bất công bằng xã hội.

Các chính sách và giải pháp PLXH tập trung vào nhóm người yếu thế, nhóm người thiệt thòi trong xã hội nhiều hơn nhằm hướng tới sự công bằng xã hội.

Có thể nói PLXH là những biện pháp của nhà nước và xã hội nhằm khắc phục những “thất bại”, khiếm khuyết của thị trường. Bản chất của PLXH là làm giảm thiểu sự bất công bằng trong xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội đều có thể thụ hưởng những cái “chung” của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, với việc tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tính đến hiệu quả kinh tế với việc giảm thiểu các chi phí, trong đó có các chi phí cho PLXH. Ngược lại, Chính phủ muốn xã hội ổn định, phải có các giải pháp, chính sách để giảm bớt sự bất công trong xã hội. Hai mục tiêu này dường như là mâu thuẫn khó dung hoà. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh tế học phúc lợi đã chỉ ra rằng xã hội sẽ phát triển bền vững nếu như  dung hoà  được hiệu quả và công bằng.

Kết luận

Giữa ASXH và PLXH có những điểm giống, nhưng không phải là đồng nhất. ASXH là sự phân phối lại thu nhập, còn PLXH hướng tới sự công bằng.  PLXH là một trong những đối trọng của “tăng trưởng”, là một trong những thành tố của sự phát triển. Chính sách PLXH hướng tới đảm bảo sự cân bằng được giữa  hiệu quả và công bằng. Chính sách PLXH phải là động lực để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. 

Tài liệu tham khảo:

1. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội - Những tương đồng khác biệt. Truy cập22/09/2017. <http://www.bhxhbqp.vn/?act=nctd_detail&idnctd=127&date=1343836800>

2. “7 vấn đề trọng tâm về chính sách an sinh xã hội”. Truy cập 22/9/2017. <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/7-van-de-trong-tam-ve-chinh-sach-an-sinh-xa-hoi-113875.html>

 

0