Phùng Cung

Phùng Cung sinh ngày 18/7/1928 tại làng Kim Lân, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), quê gốc ở xã Cam Lâm, quận Đường Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Họ Phùng ở Cam Lâm thuộc dòng dõi Bố cái Đại vương Phùng Hưng. Là con trưởng một gia đình giàu có, đông con, Phùng Cung được gửi đi trọ học ở thị xã Sơn Tây, có bằng Trung học (Brevet). Tháng 4/1945, Nhật đảo chính Pháp, Phùng Cung trở lại quê nhà. Tháng 9/1945, Phùng Cung khi ấy mới 17 tuổi, đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy cướp chính quyền, được bầu làm chủ tịch liên xã Hồng Liên Châu. Tên xã do ông đặt và tên ấy vẫn còn giữ đến ngày nay. Phùng Cung làm chủ tịch xã được 2 năm. Đến tháng 10/1947, Pháp chiếm Tông và Sơn Tây, Phùng Cung chạy lên Việt Bắc cùng mấy anh em trai. Tại đây ông tham gia công tác văn nghệ. Ở quê nhà, gia đình ông bị liên luỵ vì có con đi làm cách mạng. Năm 1954, thủ đô Hà Nội giải phóng, ông về sống tại Hà Nội và hoạt động văn nghệ. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất, gia đình ông bị quy vào thành phần địa chủ cường hào. Cha ông bị đem ra đấu tố, rồi bị đưa lên giam giữ ở trại Cò Nỉ – Thái Nguyên. Khi ấy, Phùng Cung đang làm việc trong cơ quan văn nghệ kháng chiến ở Tuyên Quang. Năm 1956, do tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm với truyện ngắn "Con ngựa già của chúa Trịnh" đăng trên báo Nhân văn số 4, ông bị kỷ luật, tham gia lớp chỉnh huấn ở Thái Hà ấp. Trong suốt thời gian từ tháng 2/58 (bắt đầu lớp Thái Hà) đến tháng 5/61, khi ông bị bắt, trong hơn ba năm, Phùng Cung vẫn sáng tác đều và không hề nhụt tay trong việc lên án những bất cập của chế độ. Tháng 5/1961 công an đến nhà bắt Phùng Cung. Ông bị tịch thu tất cả bản thảo và bị giam vào Hoả Lò Hà Nội, rồi bị chuyển đi các trại Bất Bạt (Sơn Tây), Yên Bình (Yên Bái) và Phong Quang (Lào Cai), bị tù 12 năm, với 11 năm biệt giam, không có án. Suốt trong thời gian bị biệt giam, Phùng Cung bị lao nặng và nhiều bệnh trầm kha khác. Khi được phóng thích ông vẫn bị quản chế rất chặt tại địa phương. Tháng 11/1972 ông được tha về, làm nghề thợ đinh trong những ngày tháng còn lại. Ông vẫn âm thầm sáng tác, vẫn bị công an đến thăm dò và kiểm soát. Ông phải chép bản thảo làm nhiều bản gửi nhiều nơi. Lần đầu tiên tác phẩm của Phùng Cung xuất hiện trở lại sau thời gian ông bị tù đày, là trên báo Sông Hương ở Huế năm 1988, với các bài thơ Nghiêng luỵ, Bèo, Người làng, Chiếc lá rụng, Cô lái đò. Tập thơ Xem đêm gồm 200 bài thơ của ông được nhà nước cho phép xuất bản vào năm 1995 (NXB Văn hoá Thông tin). Việc xuất bản tập thơ này có sự giúp đỡ không nhỏ của Phùng Quán và Nguyễn Hữu Đang là những bạn trong nhóm Nhân văn giai phẩm với ông. Phùng Cung mất ngày 9/5/1998 tại Hà Nội. Tác phẩm chính: - Dạ ký (truyện ngắn) - Mộ phách (truyện ngắn) - Kép Nghề (truyện ngắn) - Chiếc mũ lông (truyện ngắn) - Quản thổi (truyện ngắn) - Xem đêm (thơ) - Phùng Cung – truyện và thơ (in tại hải ngoại năm 2003, NXB Văn nghệ, gồm tập thơ Trăng ngục viết trong thời gian ở tù và 11 truyện ngắn) Phùng Cung sinh ngày 18/7/1928 tại làng Kim Lân, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), quê gốc ở xã Cam Lâm, quận Đường Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Họ Phùng ở Cam Lâm thuộc dòng dõi Bố cái Đại vương Phùng Hưng. Là con trưởng một gia đình giàu có, đông con, Phùng Cung được gửi đi trọ học ở thị xã Sơn Tây, có bằng Trung học (Brevet). Tháng 4/1945, Nhật đảo chính Pháp, Phùng Cung trở lại quê nhà. Tháng 9/1945, Phùng Cung khi ấy mới 17 tuổi, đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy cướp chính quyền, được bầu làm chủ tịch liên xã Hồng Liên Châu. Tên xã do ông đặt và tên ấy vẫn còn giữ đến ngày nay. Phùng Cung làm chủ tịch xã được 2 năm. Đến tháng 10/1947, Pháp chiếm Tông và Sơn Tây, Phùng Cung chạy lên Việt Bắc cùng mấy anh em trai. Tại đây ông tham gia công tác văn nghệ. Ở q…

Phùng Cung sinh ngày 18/7/1928 tại làng Kim Lân, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), quê gốc ở xã Cam Lâm, quận Đường Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Họ Phùng ở Cam Lâm thuộc dòng dõi Bố cái Đại vương Phùng Hưng. Là con trưởng một gia đình giàu có, đông con, Phùng Cung được gửi đi trọ học ở thị xã Sơn Tây, có bằng Trung học (Brevet). Tháng 4/1945, Nhật đảo chính Pháp, Phùng Cung trở lại quê nhà. Tháng 9/1945, Phùng Cung khi ấy mới 17 tuổi, đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy cướp chính quyền, được bầu làm chủ tịch liên xã Hồng Liên Châu. Tên xã do ông đặt và tên ấy vẫn còn giữ đến ngày nay. Phùng Cung làm chủ tịch xã được 2 năm. Đến tháng 10/1947, Pháp chiếm Tông và Sơn Tây, Phùng Cung chạy lên Việt Bắc cùng mấy anh em trai. Tại đây ông tham gia công tác văn nghệ. Ở quê nhà, gia đình ông bị liên luỵ vì có con đi làm cách mạng.

Năm 1954, thủ đô Hà Nội giải phóng, ông về sống tại Hà Nội và hoạt động văn nghệ. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất, gia đình ông bị quy vào thành phần địa chủ cường hào. Cha ông bị đem ra đấu tố, rồi bị đưa lên giam giữ ở trại Cò Nỉ – Thái Nguyên. Khi ấy, Phùng Cung đang làm việc trong cơ quan văn nghệ kháng chiến ở Tuyên Quang. Năm 1956, do tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm với truyện ngắn "Con ngựa già của chúa Trịnh" đăng trên báo Nhân văn số 4, ông bị kỷ luật, tham gia lớp chỉnh huấn ở Thái Hà ấp. Trong suốt thời gian từ tháng 2/58 (bắt đầu lớp Thái Hà) đến tháng 5/61, khi ông bị bắt, trong hơn ba năm, Phùng Cung vẫn sáng tác đều và không hề nhụt tay trong việc lên án những bất cập của chế độ.

Tháng 5/1961 công an đến nhà bắt Phùng Cung. Ông bị tịch thu tất cả bản thảo và bị giam vào Hoả Lò Hà Nội, rồi bị chuyển đi các trại Bất Bạt (Sơn Tây), Yên Bình (Yên Bái) và Phong Quang (Lào Cai), bị tù 12 năm, với 11 năm biệt giam, không có án. Suốt trong thời gian bị biệt giam, Phùng Cung bị lao nặng và nhiều bệnh trầm kha khác. Khi được phóng thích ông vẫn bị quản chế rất chặt tại địa phương. Tháng 11/1972 ông được tha về, làm nghề thợ đinh trong những ngày tháng còn lại. Ông vẫn âm thầm sáng tác, vẫn bị công an đến thăm dò và kiểm soát. Ông phải chép bản thảo làm nhiều bản gửi nhiều nơi.

Lần đầu tiên tác phẩm của Phùng Cung xuất hiện trở lại sau thời gian ông bị tù đày, là trên báo Sông Hương ở Huế năm 1988, với các bài thơ Nghiêng luỵ, Bèo, Người làng, Chiếc lá rụng, Cô lái đò. Tập thơ Xem đêm gồm 200 bài thơ của ông được nhà nước cho phép xuất bản vào năm 1995 (NXB Văn hoá Thông tin). Việc xuất bản tập thơ này có sự giúp đỡ không nhỏ của Phùng Quán và Nguyễn Hữu Đang là những bạn trong nhóm Nhân văn giai phẩm với ông.

Phùng Cung mất ngày 9/5/1998 tại Hà Nội.

Tác phẩm chính:
- Dạ ký (truyện ngắn)
- Mộ phách (truyện ngắn)
- Kép Nghề (truyện ngắn)
- Chiếc mũ lông (truyện ngắn)
- Quản thổi (truyện ngắn)
- Xem đêm (thơ)
- Phùng Cung – truyện và thơ (in tại hải ngoại năm 2003, NXB Văn nghệ, gồm tập thơ Trăng ngục viết trong thời gian ở tù và 11 truyện ngắn)
Phùng Cung sinh ngày 18/7/1928 tại làng Kim Lân, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), quê gốc ở xã Cam Lâm, quận Đường Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Họ Phùng ở Cam Lâm thuộc dòng dõi Bố cái Đại vương Phùng Hưng. Là con trưởng một gia đình giàu có, đông con, Phùng Cung được gửi đi trọ học ở thị xã Sơn Tây, có bằng Trung học (Brevet). Tháng 4/1945, Nhật đảo chính Pháp, Phùng Cung trở lại quê nhà. Tháng 9/1945, Phùng Cung khi ấy mới 17 tuổi, đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy cướp chính quyền, được bầu làm chủ tịch liên xã Hồng Liên Châu. Tên xã do ông đặt và tên ấy vẫn còn giữ đến ngày nay. Phùng Cung làm chủ tịch xã được 2 năm. Đến tháng 10/1947, Pháp chiếm Tông và Sơn Tây, Phùng Cung chạy lên Việt Bắc cùng mấy anh em trai. Tại đây ông tham gia công tác văn nghệ. Ở q…
Bài liên quan

Nguyễn Đình Xuân

Nguyễn Đình Xuân sinh ngày 20-10-1968, quê xã Cộng Hoà, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nhập ngũ tháng 3-1986 vào Trung đoàn thông tin 603 - Quân khu 3. Năm 1988 vào học ngành Vũ khí tại Học viện Kỹ thuật quân sự, tốt nghiệp năm 1993. Từ tháng 8-1993 đến nay là phóng viên, biên tập viên báo Quân đội ...

Huệ Triệu Triệu Thị Huệ

Huệ Triệu tên thật là Triệu Thị Huệ, sinh năm 1965, quê quán ở Hưng Yên, sinh ra và lớn lên tại Phú Thọ. Chị tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm I Hà Nội năm 1986, là thạc sĩ văn học. Hiện nay Huệ Triệu là giáo viên Văn tại trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong – Thành phố Hồ Chí Minh, ...

Trần Hoà Bình

Trần Hoà Bình (1956-2008) sinh tại Hà Tây, nhà báo, nhà thơ. Ông còn là chuyên gia tâm lý sâu sắc và hóm hỉnh với những lời gỡ rối tâm tình giúp độc giả với bút danh Tầm Thư. Ông mất đột ngột vì tai biến mạch máu não khi đang công tác ở Nam Định ngày 16-8-2008. Tác phẩm: - Ngủ đi những đoá hoa - Bài ...

Nguyễn Hoàng Sơn

Nguyễn Hoàng Sơn sinh ngày 5/2/1949 tại Sóc Sơn, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được biết đến với nhiều thể loại: thơ, truyện, kịch thơ, phê bình - tiểu luận. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam các năm 1990, 1993, Tặng thưởng Hội Nhà văn 2001, Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam, Giải ...

Từ Kế Tường Võ Tấn Tước

Từ Kế Tường tên thật là Võ Tấn Tước, sinh ngày 2/3/1946, quê quán tại xã Phú Vang, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ông sống ở Sài Gòn từ trước năm 1975. Từ 1969 ông đã bắt đầu viết văn, làm báo. Tính đến 1975, ông đã xuất bản nhiều sách gồm thơ, tập truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có các sách viết ...

Lê Đình Cánh

Lê Đình Cánh sinh ngày 21/9/1941, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hoá. Ông tốt nghiệp Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, sau đó học thêm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông từng là giáo viên dạy văn hoá của lực lượng Thanh niên xung phong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông có ...

Nguyễn Bắc Sơn Nguyễn Văn Hải

Nguyễn Bắc Sơn tên khai sinh là Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1944 tại Phan Thiết, Bình Thuận, mất ngày 4-8-2015. Năm 15 tuổi, ông đã lên nghĩa địa, cắt gân tay nằm chờ chết. Không may cho ông là có người vào thăm nghĩa địa, tìm thấy và cứu ông thoát chết. Sau này ít nhất ông còn có ba lần nhảy lầu tự tử ...

Vũ Hạnh Thắm

Vũ Hạnh Thắm ngày 21/12/1967, quê xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, Nghệ An, từng là giáo viên tại Trường Thực nghiệm Giảng Võ, sau đó làm biên dịch tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, rồi tại Viện Văn hoá - Thông tin.

Khúc Hà Linh

Khúc Hà Linh sinh ngày 18-05-1946 (Bính Tuất), quê Phố Thiên, phường Thái Học, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Học sinh Trường Điện ảnh Việt Nam, từng gia nhập quân đội. Tốt nghiệp Kỹ sư kinh tế tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Từng là chuyên viên Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Hưng, hiệu trưởng Trường ...

Phạm Sỹ Sáu

Phạm Sỹ Sáu sinh năm 1956 tại Hoà Vang, Quảng Nam. Tác phẩm: - Hãy mở lòng ra mùa thu tới (1973) - Khúc ca vào chiến dịch (1982) - Điểm danh đồng đội (1988) - Ra đi từ thành phố (1994) Ra đi từ thành phố

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...