Phụ nữ mang thai cần biết
Mang thai là một sự kiện lớn đối với phụ nữ. Đảng và Nhà nước hiện nay kêu gọi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ một đến hai con vì sức khỏe của phụ nữ khi mang thai rất quan trọng. Đến bệnh viện kiểm tra trước khi sinh cố nhiên là quan trọng nhưng sự giám hộ của gia đình cũng không thể thiếu được. Gia ...
Mang thai là một sự kiện lớn đối với phụ nữ. Đảng và Nhà nước hiện nay kêu gọi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ một đến hai con vì sức khỏe của phụ nữ khi mang thai rất quan trọng. Đến bệnh viện kiểm tra trước khi sinh cố nhiên là quan trọng nhưng sự giám hộ của gia đình cũng không thể thiếu được. Gia đình giám hộ chính là kịp thời phát hiện những tình trạng khác thường trong quá trình mang thai ở điều kiện sinh hoạt bình thường để kịp thời điều trị, điều này còn gọi là phụ nữ có thai tự giám hộ ...
a. Phụ nữ mang thai chú ý tới tính số lần thai cựa
Thai cựa biểu thị sự tồn tại của thai nhi, hàng ngày giám sát thai cựa có thể đoán biết được sự an, nguy của thai nhi, phương pháp này có giá trị thực dụng rất lớn. Phụ nữ có thai nói chung khi mang thai được 4 — 5 tháng mới có thể cảm thấy thai cựa (trên thực tế, từ khi còn trong thời kỳ phôi thai, thai nhi đã bắt đầu hoạt động, chỉ do hoạt động của nó yếu ớt quá nên không phát giác được), nói chung vào tuần thứ 18 sản phụ bắt đầu cảm thấy thai cựa, từ tuần thứ 29 — 38 tuần thai cựa mạnh mẽ nhất cho đến khi đủ tháng mới giảm bớt, mang thai quá kỳ khi thai cựa là có thể đếm được số lần thai cựa. Phương pháp là: vào thời gian cố định sáng, trưa, tối, sản phụ tính số lần thai cựa trong vòng một tiếng vào mỗi buổi, nhân tổng số lần thai cựa của ba giờ với 4 ta được số lần thai cựa trong mười hai giờ[*]. Thai cựa của mỗisản phụ có quy luật riêng của mình, nói chung trong 12 giờcó 30 lần thai cựa là bình thường, 20 Lần trở xuống là khác thường, giữa 20 và 30 là giáp giới. Khi trong tử cung thai nhi bị thiếu ôxy. thai cựa biến đổi có hai tình trạng: Một là trước hết số lần thai cựa tăng lên rõ ràng, kế đó thai cựa giảm đi cho đến khi ngừng hẳn cựa (thai ngừng cựa từ 24 - 28 giờ là thai nhi sẽ chết); loại kia là thai cựa dần dần ít di cho đến khi ngừng cựa hẳn. Trong 12 giờthai cựa dưới 20 lần là khác thường, cho thấy thai nhi thiếu ôxy, nên lập tức đến bệnh viện chữa trị để bác sĩ đo lại tim thai và số lần thai cựa. Nếu chính xác là thai nhi đang quẫn bách trong tử cung thì nên kịp thời nhập viện, cấp cứu thai nhi. Đồng thời sản phụ còn phải hướng dẫn chồng, hàng ngày định giờ nghe tim thai, liên tụcgiám sát tim thai và thai cựa như thế mấy ngày sẽ có lợi cho việc kịp thời phát hiện thai nhi đang quẫn bách trong tử cung để tránh thai nhi tử vong.
b. Phụ nữ mang thai xem độ cao của đáy tử cung
Đo độ cao của đáy tử cung nên bắt đầu vào tuần thứ 28 sau khi mang thai, nhất là đối với sản phụ không thể đến bệnh viện kiểm tra định kỳ được thì càng quan trọng. Phương pháp là sờ từ chính giữa bụng dưới xuống liên hợp xương cung chậu sau đó dùng thước dây đo từ trung điểm đường viền trên của liên hợp xương cung chậu đến đáy tử cung ta được độ cao của đáy tử cung tăng lên 0,5 -1,5 cm, nếu liên tiếp ba lần đo độ cao đáy tử cung không tăng lên thì có thể là thai nhi trong tử cung phát triển chậm chạp; nếu trong một tuần đáy tử cung cao lên trên 3 cm thì có thể là nước ối quá nhiều. Xuất hiện các tình trạng trên nên lập tức đến bệnh viện kiểm tra.
c. Triệu chứng tự cảm thấy
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ sẽ xuất hiện “vấn đề sức khỏe” hơn bình thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì nên cảnh giác cao độ, chữa trị kịp thời.
- Nôn ọe liên tục: Nôn ọe nhẹ là biểu hiện thường thấy nhất của phản ứng khi mới mang thai, mấy tuần sau sẽ tự mất đi, không cần phải chú ý. Nhưng nôn ọe liêntục và dữ dội, ăn gì nôn ra nấy, thậm chí không chứa nổi một giọt nước sẽ dẫn đến việc thoátnước và chất điện giải bị rối loạn, nguy hại đến sự an toàn của cả mẹ và con, nên sớm chữa trị
- Đau vùng bụng dưới: đau bụng từng cơn, có cảm giác trĩu xuống, kèm theo mỏithắt lưng, đặc biệt là kèm theo việc âm đạo chảy máu thì rất có thể là bí sảy thai hoặc điềm báo trước của sự đẻ non,
- Phù thũng nghiêm trọng: trong thời gian mang thai, chi dưới của sản phụ bị phù nhẹ mà không có gì khó chịu thì thuộc hiện tượng bình thường, không phải chú ý. Nhưng nếu phù nặng đồng thời kèm theo hiện tượng huyết áp tăng cao thì nên nghĩ đến độc chứng trong khi mang thai.
- Thể trọng tăng quá nhanh: nếu mỗi tuần tăng nhanh trên 400 g thì có thể là chứng hai thai hoặc nước ối quá nhiều, cũng có thể là chứng độc trong khí mang thai. Đối với loại chứng độc này bạn chớ nên coi thường bỏ qua.
- Cảm cúm mề đay: trong vòng bốn tháng đầu khi có thai, nếu sản phụ bị cúm mề đay thì nguy hại đối với thai nhi rất lớn, có thể' khiến 30 - 50% thai nhi bị dị dạng. Vì vậy nếu xác định là bị mề đay, sản phu nên đến khoa sản tiến hành kiểm tra toàn diện đểbác sĩ áp dụng phương pháp thích hợp khi cần thiết có thể phải nạo bỏ.
- Tiểu tiện khác thường: nếu tiểu tiện kèm theo cảm giác đau bỏng rát hoặc kèm theo đau bụng, lạnh run và sốt thì có thể là bị viêm hệ thống tiết niệu.
- Tim hoảng hụt hơi: mang thai giai đoạn cuối, khí hoạt động thể lực khá nặng sản phụ bị hụt hơi, tim đập mạnh là hiện tượng bình thường. Nhưng hoạt động nhẹ hoặc ở trạng thái tĩnh lặng cũng bị hụt hơi, tim đập loạn rõ rệt hoặc tim đập mạnh và loạn nhịp, thở hụt hơi, không nằm ngửa được thì nên nghĩ xem có phải bị bệnh tim không, nên chữa trị sớm.
- Sốt, hạch sưng to: xuất hiện triệu chứng này rất có thể là nhiễm một loại bệnh nào đó.
- Yếu ớt, hoàng đản và cảm giác thèm ăn hạ thấp: đa số là triệu chứng quan trọng của bệnh viêm gan siêu vi rút.
- Mơ báo hiệu trước: phụ nữ mang thai mấy tháng đầu thường sẽ mơ thấy các sinh vật kiểu như cá nhỏ, những động vật nhỏ đáng yêu, đó chính là điểm mừng cho thấy mình đã mang thai. Ngược lại, nếu phụ nữ có thai mơ thấy em bé hoặc những động vật nhỏ đáng yêu cáo từ mình thì có thể là điềm xấu cho thấy sắp đẻ non hoặc bị sẩy. Các chuyên gia cho rằng giấc mộng của bà mẹ mang thai là một loại hiệu ứng tin tức ngược của thai nhi khi sinh trưởng phát triển trong cơ thể mẹ. Nếu phụ nữ mới kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng chưa có thai khi mơ thấy điềm tốt lành thì nên đến bệnh viện kiểm tra để làm tốt công tác vệ sinh bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ mang thai. Ngược lại thì phải kịp thời đến bệnh viện chữa trị, tích cực áp dụng biện pháp, tránh việc đẻ non hoặcsảy thai không cần thiết, có lợi cho việc bảo vệ cả mẹ và con.
- Âm đạo chảy ra vật như nước: nên chú ý xem có phải nước ối chảy ra không, phải cảnh giác trước việc màng bào thai bị vỡ sớm và đẻ non.
- Âm đạo chảy máu: trong toàn bộ thời kỳ mang thai nếu thấy máu chảy ra từ âm đao đều thuộc hiện tượng khác thường, không được coi nhẹ. Nếu kèm theo đau bụng dưới thì nên nghĩ đến khả năng sảy thai, chửa ngoài tử cung, để cuống rốn bóc sớm hoặc đẻ non, phải chữa trị sớm. Nhưng mang thai tháng dầu có thể có dính chút ít kinh nguyệt, nếu không có triệu chứng khác thì là bình thường, không nên lo lắng.
Ngoài ra, trong thời gian mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng chuột rút chân, táo bón, tĩnh mạch giãn nở, thiếu máu, đây đều là hiện tượng sinh lý, không nên dùng thuốc linh tinh, nếu kèm theo các thay đổi có tính bệnh lý khác thì mới nên chữa trị ngay.
Phụ nữ cổ thai tự giám hộ mình có tính khách quan hơn so với việc khám thai ở bệnh viện, kết hợp hữu cơ gữa hai loại sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm sức khỏe của bà mẹ khi có thai.
Chú ý
Phụ nữ đã kết hôn đến kỳ kinh nếu thấy chậm trễ không có kinh thìcó thể dùng phương pháp sau để tự kiểm tra xem có phải mìnhcó thai không: dùng một chiếc cốc thủy tinh sạch có thể chịu được nhiệt độ cao,cho nước tiểu đi lúc sáng sớm 1/3 cốc, nhỏ vào mấy giọt cồn iốt khiến nước tiểu hơi đổi sang sẫm màu hơn. Sau đó đun nóng cốc lên cho đến khi nước tiểu biến thành màu đỏ thì nhấc cốc ra. Sau khi để nguội hãy quan sát màu sắc của nước tiểu, nếu màu đỏ của nước tiểu biến mất là cho thấy đã có thai; nếu màu sắc nước tiểu vẫn y như cũthì cho thấy chưa có thai.
d. NHỮNG ĐIỀU KHÁC
1. Phụ nữ đang uống thuốc tránh thai nếu cảm thấy mạch máu ở hai đùi giãn nở hoặc đau đầu thì có thể tuần hoàn máu có vấn đề, nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra.
2. Kinh nguyệt không đều hoặc giữa hai kỳ kinh nguyệt bình thường lại xuất hiện một ít máu kinh thì có thể là hoóc môn nữ tiết ra bị rối loạn hoặc có liên quan đến các bệnh tật khác.
3. Trong thời kỳ đã tắt kinh hoặc khi không phải kỳ kinh mà âm đạo bị chảy máu, lúc nhiều lúc ít hoặc chảy có tính gián đoạn và chảy máu sau khi sinh hoạt vợchồng và đau eo lưng thì nên cảnh giác với chứng ung thư cổ tử cung, người bệnh đa số là phụ nữ trung niên 40 - 50 tuổi có tỉ lệ phát bệnh đứng đầu trong các bệnh về khối u ác tính ở phụ nữ.
4. Âm đạo chảy máu bất quy tắc và âm đạo tiết ra nhiều dịch, vùng eo hông và bụng dưới đau thì nên cảnh giác trước chứng ung thư tử cung. Người bệnh đa sốlà phụ nữ 55 — 60 tuổi đã mãn kinh.
5. Âm đạo thỉnh thoảng chảy ra nước vàng hoặcvàng nhạt, kèm theo đau bụng dưới và đau eo, nên nghĩ đến chứng ung thư ống dẫn trứng. Bệnh này hay phát sinh ở khoáng 45 — 60 tuổi, một nửa số người bệnh là người chưa mang thai.
6. Âm đạo chảy máu khác thường, sau đó sinh đẻ hoặc nạo thai, tử cung to nhỏ không tương xứng với số tháng mang thai, nên cảnh giác với chứng ung thư thượng bì màng lông, 50% người bệnh là kế phát sau khi bị thai nho, 20% là kế phát sau khi nạo thai.
7. Kinh nguyệt ít (thậm chí bế kinh), không có thai, nhiều lông trên người và béo lên, có thể là chứng tổng hợp buồng trứng nhiều túi
8. Các nơi như bên ngoài âm đạo, môi lớn của âm đạo... bị lở loét, có đầu khớp xương nhỏ, kèm theo ngứa ngáy hoặc chạm vào là đau, sau khi vỡ đã lâu vẫn không khỏi mà còn có vật kết tiết ra như máu, nên cảnh giác với chứng ung thư âm đạo. Hay gặp ở phụ nữ trưng niên trở lên, tuyệt đại đa số phát sinh sau khi mãn kinh.
9. Âm đạo ngứa ngáy nóng bỏng, khí hư ra nhiều, có thể là âm đạo bị nhiễm vi khuẩn hoặc chân khuẩn.
10. Bên ngoài âm đạo mọc mụn nước, lại đau đớn vô cùng phát sốt và di tiểu khó khăn, có thể là bị mụn nước mẩn thành mảng.
11. Đau bụng ở bên phải bụng dưới có thể là viêmruột thừa, nếu đau bụng dưới kèm theo tắc kinh, âmđạo chảy máu, chóng mặt, có thể là chửa ngoài tửcung.
12. Vùng bụng khó chịu hoặc tiêu hóa không tốt không rõ nguyên nhân, về sau lại gầy gò, suy nhược toàn thân..., nên cảnh giác với chứng ung thư buồng trứng. Người bệnh đa số từ 50 tuổi trở lên, đặc biệt là phụ nữ trên 60 tuổi.
13. Đái dắt, đái bị đau có thể là viêm bàng quang, nên chữa sớm. Đau sau khi tiểu tiện, có thể là viêm niệu đạo. Âm đạo thường ngứa ngáy, miệng khát có thể là bệnh đái đường.
14. Đầu vú chảy ra nước trong, dịch thể không màu, trong suốt, thỉnh thoảng có tính dính, sau khi chảy ra có thể không để lại dấu tích, có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến sữa, nên quan sát tỉ mỉ.
15. Đầu vú chảy ra nước màu vàng nhạt là biểu hiện của các bệnh về tuyến sữa, trong đó chứng tuyến sữa tăng sinh, ống dẫn tuyến sữa giãn nở là hay gặp nhất. Một số ít người bệnh bị khối u dạng đầu vú trong ống dẫn, ung thư tuyến sữa cũng xuất hiện hiện tượng nước vàng chảy ra này.
16. Đầu vú chảy ra nước dạng mủ đa số là do chứng viêm trong ống dẫn gây ra như viêm tuyến sữa, ống dẫn giãn nở...
17. Đầu vú chảy ra dịch thể dạng máu, nếu loại trừ nguyên nhân ngoại thương thì có thể khẳng định là đang có khối u tồn tại, dịch thể dạng máu có màu đỏ tươi, màu cà phê, màu đỏ nhạt hoặc màu nâu. Dịch thể này có 50 - 75% là do khối u dạng đầu vú trong ống dẫn; 15% là ung thư tuyến sữa gây ra; nếu phát sinh sau khi mãn kinh thì 75% là ung thư tuyến sữa.
[*]Số lần thai cựa trong thời kỳ mang thai không chỉ liên quan đến thai nhi mà còn chịu ảnh hưởng của kích thích bên ngoài. Nếu bà mẹ sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc chữa co giật thì sau đó thai cựa ít đi; chất nicôtin trong thuốc lá cũng khiến thai cựa ít đi; trong khi mang thai bà mẹ luyệntập thể dục thích hợp và vận động vừa phải thì không ảnh hưởng đến việc thai cựa nhưng sau khi hoạt động mạnh như chạy bộ, bơi, thai sẽ cựa ít; tư thế cơ thể cũng có ảnh hưởng đến việc thai cựa, nói chung khi nằm ngửa thai cựa mạnh mẽ nhất, tiếp đó là ngồi, khi đứng thai cựa không hoạt bát; tính cách, tình cảm của mẹ cũng ảnh hưởng đến việc thai cựa.. Vì vậy phụ nữ khi có thai giữ cho tình cảm tốt đẹp, không hút thuốc (kể cả hút thuốc bị động), không sử dụng thuốc có ảnh hưỏng đến sự sinh trưởng phát triển của thai nhi, tránh hoạt động mạnh sẽ có lợi cho sự sinh trưởng khỏe mạnh của thai nhi trong tử cung.