31/05/2017, 13:16

Nêu 3 dẫn chứng để chứng minh tầm quan trọng của cách học

Đề bài: Nêu 3 dẫn chứng để chứng minh tầm quan trọng của cách học Cách học có tầm quan trọng rất lớn đến việc học. Có nhiều cách học mà trong đó là cách học đúng đắn sẽ góp phần hiệu quả và rút ngắn thời gian trong quá trình rèn luyện, học tập. +Dẫn chứng 1: Tự học luôn có một ...

Đề bài: Nêu 3 dẫn chứng để chứng minh tầm quan trọng của cách học

Cách học có tầm quan trọng rất lớn đến việc học. Có nhiều cách học mà trong đó là cách học đúng đắn sẽ góp phần hiệu quả  và rút ngắn thời gian trong quá trình rèn luyện, học tập.

+Dẫn chứng 1: Tự học luôn có một sức mạnh kì diệu cho những ai thực sự biết trân trọng cách học này. Hồ Chủ Tịch kính yêu của chúng ta đã chịu cảnh mồ côi sớm, cõng em đi xin sữa hàng ngày đi hết nơi này đến nơi khác trong cảnh chiến tranh tang thương. Bác đã không ngừng học hỏi, tìm tòi và tự học mọi lúc mọi nơi cùng lòng yêu nước thiết tha. Nhờ vậy mà sau ba mươi năm bôn ba những đất nước xa xôi, Bác đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc và trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta cho đến ngày nay. Phương pháp tự học không chỉ được Bác Hồ vận dụng mà nhiều mà còn ở những con người khác trên mọi miền thế giới. Maxim Goorki từ nhỏ tuy là một cậu bé chịu nhiều khổ sở, đắng cay để kiếm sống nhưng nhờ tinh thấn tự học kiên cường, ước ao cháy bỏng thoát khỏi cuộc sống khốn khổ mà  sau này ông đã trở thành một văn hào vĩ đại của nước Nga. Những tấm gương ấy là mẫu hình lý tưởng cho thế hệ trẻ chúng ta noi theo mà ở đây quan trọng hơn hết là tinh thần tự học. Con đường tự học là con đường thông minh, sáng sủa nhất cho bất cứ ai muốn đạt đến thành công. Bởi  đây là lối đi dìu dắt chúng ta hoà nhập với nền văn minh nhân loại. Newton có câu: “ Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, những điều chúng ta chưa biết lá cả một đại dương”. Vì thế, để chiếm lĩnh tri thức, chúng ta phải liều lĩnh tự tiếp thu nó một cách hoàn thiện. Ta hãy coi tự học là con đường thử thách rèn luyện ý chí trong bước gian nan đến với thành công trong học tập, công việc hay cuộc sống.

+ Dẫn chứng 2: Trong năm học lớp tám, chúng ta đã được học một văn bản nghị luận đặc sắc của  La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp: “ Bàn về phép học”. Qua đó, Nguyễn Thiếp đã tạo nên mối tương quan mạnh mẽ, thiết yếu giữa “ học” và “hành”. “Học phải đi đôi với hành” là một quan niệm hết sức đúng đắn trong phương pháp học từ xưa đến nay. Hàng ngày, chúng ta tiếp nhận nguồn kiến thức ở trường, ở lớp qua sách vở nhưng đó chỉ là lý thuyết. Nếu chỉ học lý thuyết mà không “ hành” thì kiến thức sẽ bị mai một đi thậm chị lý thuyết đó trở nên vô dụng và chúng ta khác nào một chú vẹt? Giống như việc chúng ta học lý, hoá, sinh, những môn học lý thú như vậy nhưng cho dù nhồi nhét những phương trình hoá học rắc rối, những định lý cũng như khái niệm hết vào đầu và nhớ lưu loát đi chăng nữa, việc học cũng thành vô nghĩa mà thôi. Vì chúng ta không thể hiểu, chúng ta không thể tượng tượng ra chúng mà chỉ khi được chứng kiến, được tự tay khám phá, mày mò thì ta mới nhận ra và hiểu  thật tường tận ý nghĩa của lý thuyết ta đã học. Cũng sẽ xảy ra bất hoà nếu trong phương pháp học bị mất cân đối- khi có “ hành” mà không có “học”. Bắt tay vào việc viết văn trong khi chúng ta chưa biết được thế nào là một bài văn có đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài,…. thì không khó. Nhưng! Nó sẽ không trở thành một bài văn theo đúng nghĩa của nó. Nếu vậy, chúng ta đã thất bại còn gì?Có thể nói, khi “hành” mà không “ học” thì chúng ta như một khúc gỗ rỗng ruột chỉ biết làm theo cảm tính và dẫn đến sai lệch trầm trọng. Vậy nên, trong cách học có sự kết hơp mật thiết giữa “ học” và “ hành”, nếu ta làm mất cân đối một trong hai sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tạo được sự kết hợp hoàn hảo thì hãy xem như ta đã vượt qua một bước để thành công.

+ Dẫn chứng 3: Một cách học không kém phần quan trọng và hữu ích đó là biết cách sắp xếp thời gian. Nếu bạn đã từng đọc “ Tôi tài giỏi- bạn cũng thế” của Adam Khoo thì bạn đã nạp thêm cho mình một trong những kiến thức bổ ích vô cùng. Adam Khoo từ nhỏ học rất kém, lười biếng  và bị thầy cô đánh giá rất thấp cả về tương lai của anh. Cho đến khi được tham gia một khoá học 5 ngày dạy cho học sinh cách học hiệu quả và làm chủ cuộc sống, anh đã thay đổi suy nghĩ rất tích cực và đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Adam Khoo trở thành học sinh xuất sắc và là nhà triệu phú khi mới 26 tuổi .Theo chia sẻ của anh, muốn vươn tới thành công thì cần biết cách sắp xếp thời gian hợp lí trong việc học và cả việc thư giãn.

Khi thời gian được lên kế hoạch rõ ràng, hợp lí,điều đầu tiên cấn thiết nhất đó là phải tuân theo kế hoạch như một thói quen. Nhờ đó, mà hàng ngày, hàng giờ, công việc được giải quyết ổn thoả, không bị chèn ép thời gian và cũng nhờ giải quyết sự lộn xộn trong sắp xếp nên hiệu quả bài tập, công việc sẽ đạt đến mức tối đa. Ngoài ra, ta còn có có thời gian để giải trí, để tiếp thêm năng lượng cho hôm sau. Nhờ thế, thói quen diễn ra một cách suôn sẻ và ta dễ dàng có cơ hội tiếp cận và học hỏi  thêm nhiều cái mới trong xã hội hơn nữa. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của phương pháp sắp xếp và sử dụng thời gian hợp lí. Mỗi cá nhân chúng ta nên lập cho mình một bảng kế hoạch riêng và thực hiện thật tốt nhé!

Nguồn: Phạm Tường Vi
0