Cap Varella “thật” và Cap Varella “giả”
Dòng chữ Pháp góc trái bản đồ: ” Carte du Sud de l’Annam de Qui Nhon a la frontière. Itinéraires de M. Brien. Sous- Inspecteur des Postes et des Télégraphes. Chargé d’une mission d’exploration par M. De Lanessan, Gouverneur général de l’Indo- Chine, Janvier- Mars ...
Nguyễn Văn Nghệ
Trên bản đồ Việt Nam do người Âu châu vẽ vào những thế kỷ trước cho thấy dọcbờ biển Việt Nam có một nơi mang tên “cap Varella” (mũi Varella). Ngoài ra cũng dọc theo bờ biển Việt Nam còn có một nơi mang tên “faux cap Varella” (mũi Varella giả).
Cap Varella “thật”
Trong tác phẩm Notes sur l’Annam II le Khánh Hòa (An Nam ký sự II tỉnh Khánh Hòa) của Étienne Aymonier xuất bản năm 1886 cho biết giới hạn bờ biển phía bắc của tỉnh Khánh Hòa: “ Enfin, la province est bornée au nord par la grande chaine qui va plonger son dernier contrefort au cap dit de Varella”(1) (Và cuối cùng tỉnh Khánh Hòa được giới hạn về phía bắc bởi dãy núi lớn đâm ra bờ biển như pháo đài ở mũi gọi là Varella). Người Âu châu gọi là “cap Varella” (mũi Varella), còn người Việt Nam gọi là mũi Đại Lãnh hoặc mũi Điện (Năm 1902 bắt đầu khởi công xây dựng hải đăng cap Varella cho nên tên mũi Điện xuất hiện sau khi ngọn hải đăng hoàn thành).
Cap Varella nằm kế cận núi Đá Bia:“ Nous avons vu que les quatre pointes du Mũi Nại des Annamites, le cap Varella de carthographes, sont dominées à 750 mètres de hauteur par l’énorme et remarquable piton de granit appelé Đá Bia par les Annamites. L’expression signifie “la roche stèle, la pierre à inscription”(2)(Chúng ta đã thấy rằng:bốn cái mũi nhọn của mũi Nại của người An Nam, trên bản đồ ghi là mũi Varella, bốn mũi ấy được khống chế 750 mét chiều cao bởi khối đá khổng lồ rất đáng lưu ý mà người An Nam gọi là Đá Bia. Hai tiếng ấy có nghĩa là “tấm bia trên đá”).
Tác phẩm “Xứ Đông Dương” của Paul Doumer cũng có nhắc đến mũi Đại Lãnh:“Trước mắt chúng tôi là mũi Đại Lãnh, một ngọn núi đồ sộ , sẫm màu, với một đỉnh núi cực lớn và nhọn hướng thẳng lên trời: trông như một ngón tay của Thượng đế mà ở cách 20 dặm người ta cũng có thể nhìn thấy”(3)
Cap Varella “giả”
Mũi Varella “thật” nằm ở phía bắc của tỉnh Khánh Hòa, còn “faux cap Varella”(mũi Varella giả) nằm ở vị trí nào trên bờ biển nước ta?
Tác phẩm Notes sur l’Annam II le Khánh Hòa được Aymonier ghi chép dọc theo hành trình từ nam ra bắc khi ông theo đoàn quân xâm lược Pháp tiến ra đánh dẹp phong trào Cần vương hai tỉnh Bình Thuận và Khánh Hòa và ông cho biết là sau khi vượt qua ranh giới tỉnh Bình Thuận (thời điểm ấy Ninh Thuận còn thuộc trong tỉnh Bình Thuận)để vào đất Khánh Hòa, con đường Thiên lý đi giữa một thung lũng hẹp, hai bên là núi non: “ Le massif du littoral qui s’étend entre la baie de Phan Rang et cellequi est portée sur les cartes sous le nom de baie de Cam Ranh, séparé avons-nous vu des monts de l’intérieur, en parlant du Bình Thuận, par une trouée basse où passe la route Mandarine, lance dans la mer, vers le nord- est, une pointe que les Annamites appellant Mũi Đá Vách “ la cap du mur de pierre” et que les Européens portent souvent sur leurs cartes sous la désignation de faux cap Varella”(4)(Cũng giống như khi nói về Bình Thuận, cái rặng núi của cái vùng mà cái vùng ấy trải dài giữa vịnh Phan Rang và từ vịnh mà trên bản đồ hàng hải gọi là vịnh Cam Ranh, được tách ra khỏi những ngọn núi ở vùng sâu tạo thành một lỗ hổng dài. Con đường Cái quan đã đi qua lỗ hổng dài và thấp ấy. Phía đông bắc núi đồi chỉa ra biển một mũi nhọn mà dân An Nam gọi là mũi Đá Vách, mũi Đá Vách mà người Âu châu ghi trên bản đồ với tên giả là Varella)
Aymonier khi viết về mũi đá ở phía nam ở cửa vịnh Cam Ranh :“ La pointe du sud se relie au faux cap Varella par une série de mornes rocailleux de plus en plus élevés à mesure qu’on va vers le sud”(5)(Mũi đá phía nam nối với mũi Varella giả bởi một chuỗi đá núi càng tiến về phía nam càng cao).Trong tác phẩm “Notes sur l’Annam I le Bình Thuận” (An Nam ký sự I tỉnh Bình Thuận) xuất bản năm 1885, Aymonier ghi:“ Le port de Nại, sur la rive ouest du goulet, a comme dependances plusieurs hameaux sur l’autre rive qui est dominée à l’est par des pitons dénudés, les Chek Yang, commencement du massif du Đá Vách, le “ mur de pierre” entre Phan Rang et Cam Ranh”(6)(Cảng Nại trên bờ tây của cái lạch dài và hẹp vào cảng, có nhiều xóm người ở bờ bên kia mà bị khống chế bởi những mũi nhọn cao trọc gọi là Chek Yang, tức là bắt đầu của khối núi Đá Vách giữa Phan Rang và Cam Ranh).
Như vậy mũi Đá Vách (faux cap Varella) nằm trên bờ biển giữa vịnh Phan Rang và vịnh Cam Ranh. Aymonier đã định vị “faux cap Varella”: “ Située à 6 milles au nord du faux cap Varella”(7)( Cái cửa vịnh này[Cam Ranh- ND] ở cách 6 dặm về phía bắc của mũi Varella giả).
Cũng theo Aymonier là ghe thuyền từ Phan Rang ra phía bắc phải qua Vũng Găng trước khi đến mũi Đá Vách (faux cap Varella): “Juste avant de doubler cette pointe, les parques indigènes contrariées par le vent peuvent se réfugier dans une petite baie voisine, celle de Vũng Găng, qui est très abritée par les hautes montagnes du massif. Cette baie est divisée en deux bassins, le basin extérieur où pourrait s’abriter un vaisseau profond, d’un accès facile, bon pour les deux moussons, et le bassin intérieur qui peut recevoir un navire ne calant pas plus de 4 mètres, celui-ci absolument sur. Au fond de ce deuxième bassin est un village de pêcheurs appelé Vĩnh Hi, et, à côté, un ruisseau d’eau douce donnant une excellente aiguade. Ces pêcheurs troquent leur saumure, leur poisson contre du riz; ils n’ont ni rizières, ni salines. Il font sur les pentes des monts des rẫy où ils plantent du mais et du tabac. Il appartiennent au Khánh Hòa, dont la frontière n’est pas éloignée”(8) (Trước khi vượt qua mũi Đá Vách, thuyền đánh cá của dân địa phương có thể lánh gió bão ở một vịnh nhỏ kế cạnh gọi là Vũng Găng được nhiều đồi núi cao che chở. Vũng Găng được chia làm hai vũng nhỏ:vũng phía ngoài rất dễ cho tàu bè lớn ra vào trốn bão cả hai mùa; vũng phía trong càng an toàn hơn nhưng chỉ cho phép tàu cao không quá 4 mét. Bờ biển phía trong là làng đánh cá gọi là Vĩnh Hi, bên cạnh đó có con suối cho nước ngọt. Dân đánh cá đổi cá và nước mắm lấy gạo, vì họ không có ruộng cũng như ruộng muối.Họ làm “rẫy” trên sườn núi, trồng bắp và thuốc lá. Họ thuộc tỉnh Khánh Hòa, nhưng rất gần biên giới của tỉnh)
Theo “Vè các lái” hành trình từ bắc vào nam, sau khi qua khỏi cửa Cam Ranh thì đến: “Mò O, Dỏ Tó rất xinh/Lại thêm Đá Vách dựa kề Vũng Găng/Vũng Găng, Đá Vách như thành/ Hai bên núi tấn xung quanh như buồng/Mặc dù thuyền ghé bán buôn/ Nào ai đình trú ở luôn mặc lòng/ Túi thơ chè rượu xem chơi/Buồm giăng ba cánh nhắm vời chạy ra”.
Theo tác phẩm Đồng Khánh dư địa chí tỉnh Khánh Hòa thì làng Vĩnh Hi thuộc tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa (nay thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). Trước đây khi chưa có con đường ĐT 702, muốn đến Vĩnh Hi phải đi bằng ghe thuyền.
Tác phẩm “De Qui Nhon en Cochinchine” của J.Brien xuất bản năm 1893 cũng có nhắc đến địa danh “faux cap Varella”: “ La village de Do Ta forme un agréable oasis de rizières à l’entrée d’un défilé de 800 à 1500 mètres de large sur 12 kilomètres de longueur, fermé à l’Ouest par un puissant contrefort de la grande chaine, et à l’Est par un massif isolé dont l’autre versant s’avance jusqu’à l’entrée de la baie de Cam Ranh et se termine par le faux cap Varella”(9)(Làng Dỏ Tá tạo thành một ốc đảo gồm những thửa ruộng ở lối vào một hẻm vực rộng từ 800 đến 1500 mét, dài 12 km, bị khóa kín ở phía tây bởi một dãy núi ngang đồ sộ thuộc rặng núi lớn và ở phía đông bởi một khối núi biệt lập với sườn núi bên kia ở tận lối vào vịnh Cam Ranh và kết thúc bởi mũi Varella giả)
Làng Dỏ Tá nằm ở cuối vịnh Cam Ranh về phía nam. Trong các văn bản hành chánh xưa, làng Dỏ Tá có tên là An Mỹ, sau đổi thành Hiệp Mỹ(nay thuộc xã Cam Thịnh Đông), giáp ranh với tỉnh Ninh Thuận nơi có con đường ĐT 702 đi Bình Tiên, Vĩnh Hi. Và không biết Dỏ Tá có phải là Dỏ Tó trong “Vè các lái” không?
Aymonier đã mô tả mũi Varella “giả”: “ La baie est dominée par la sommet le plus élevé du faux cap Varella, d’une hauteur de 930 mètres. Ce faux Varella ne ressemble au vrai, situé à 70 milles plus au nord, c’est-à-dire à l’autre extrémité de la province “que par son aspect général de massif montagneux descendant graduellement à la mer. On n’y voit point sur le sommet de rocher isolé qui soit analogue au rocher Đá Bia”. La pointe est escarpée et accore, haute de 300 mètres, mur sombre et sauvage, qui plonge à pic dans l’Océan et qui se dirige au nord jusqu’à l’entrée de la grande passe de la baie de Cam Ranh”(10)(Vịnh biển được chế ngự bởi đỉnh cao nhất của mũi Varella giả có chiều cao 930 mét. Đỉnh Varella giả này chỉ giống với đỉnh Varella thực- cách 70 hải lý phía bắc, biên giới của tỉnh- ở chỗ nó cũng là những ngọn núi càng gần tới biển thì càng thấp, nhưng người ta không hề thấy ở Varella giả những tảng đá giống như Đá Bia của Varella thật. Mũi Đá Vách dốc đứng hiểm trở cao 300 mét, vách núi đen tối hoang dại chìm thẳng xuống biển, đi lên hướng bắc tới ải vào vịnh Cam Ranh)
Như vậy trọn bờ biển tỉnh Khánh Hòa nằm giữa cap Varella “thật” và cap Varella giả: “ A ce cap Varella ou cap de la Pagode, le Mũi Nại des Annamites finit la côte de la province du Khánh Hòa qui, sauf la petite baie de Vũng Găng, au sud, est donc comprise tout entière entre le faux et le vrai cap Varella des cartes”(11)(Cái mũi Varella này hay mũi Chùa, Mũi Nại(12) của người An Nam gọi, ở cuối vùng biển Khánh Hòa, và như thế, ngoại trừ vịnh nhỏ Vũng Găng ở phía nam, cả miền duyên hải Khánh Hòa đều nằm trọn vẹn giữa mũi Varella giả và mũi Varella thật của các bản đồ)
Nói đến địa danh “cap Varella” thì nhiều người Việt biết đến, còn địa danh “faux cap Varella”(mũi Varella giả) thì rất ít người biết đến. Họ chỉ biết với cái tên thuần Việt là mũi Đá Vách mà thôi!
Chú thích:
1;2;4;5;7;8;10;11;- Étienne Aymonier, Notes sur l’Annam II le Khánh Hòa, Saigon Imprimerie Coloniale 1886, p. 6,35,7,9,8,7,8,14
3- Paul Doumer, Xứ Đông Dương (Hồi ký), Nxb Thế Giới, trang 351
6- Étienne Aymonier, Notes sur l’Annam I le Bình Thuận, Saigon Imprimerie Coloniale 1885,p. 26
9- J. Brien, De Qui Nhon en Cochinchine, Hanoi Imprimerie Typo- Lithographique F.-H. Schneider 1893, page 33
12- Người Việt gọi là mũi Nạy chứ không gọi mũi Nại.Nhiều người lầm tưởng mũi Nạy là mũi Đại Lãnh (cap Varella). Nhưng thực tế mũi Nạy nằm phía bắc của mũi Đại Lãnh, cách mũi Đại Lãnh bởi một bãi biển nhỏ gọi là bãi Môn