28/05/2017, 20:04

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya (Yêu cầu viết bài văn)

Đề bài: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời người cũng la nhà văn, nhà thơ lớn của nên văn học dân tộc nước nhà. Bác đã có rất nhiều những tác phẩm hay và có giá trị cao cả về nội dung cũng như ...

Đề bài: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời người cũng la nhà văn, nhà thơ lớn của nên văn học dân tộc nước nhà. Bác đã có rất nhiều những tác phẩm hay và có giá trị cao cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Bài thơ Cảnh khuya là một tác phẩm như thế. Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã mở ra một bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc về khuya. Đó là bức ...

Đề bài: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời người cũng la nhà văn, nhà thơ lớn của nên văn học dân tộc nước nhà. Bác đã có rất nhiều những tác phẩm hay và có giá trị cao cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Bài thơ Cảnh khuya là một tác phẩm như thế.

Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã mở ra một bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc về khuya. Đó là bức tranh sống động, sắc nét với đầy đủ màu sắc, âm thanh và đường nét:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trước hết, bức tranh thơ được gợi ra với âm thanh của tiếng suối trong đêm. Không gian núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya không rộng lớn mà tịch mịch như trong tưởng tượng của nhiều người. Trong sự cảm nhận của con người thi nhân, khung cảnh núi rừng đêm khuya vẫn hiện lên tươi đẹp với đầy đủ những sắc thái. Tiếng suối róc rách trong đêm được Bác so sánh với tiếng hát xa, đây là sự so sánh đầy độc đáo và mới lạ.

Trong không gian đêm khuya, tiếng suối chảy nhẹ tựa như tiếng hát xa đầy tha thiết, du dương. Cảnh sắc thiên nhiên được tác giả kết nối với âm thanh của con người làm cho bức tranh thơ bỗng trở lên ám áp, gần gũi lạ thường. Hình ảnh bóng trăng lồng lên những tán cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại lồng lên những khóm hoa, đây là một hình ảnh vô cùng độc đáo, nó tạo ra sự liên kết giữa mặt đất và bầu trời.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Nếu như hai câu thơ trên miêu tả bức tranh thiên nhiên sống động với đầy đủ mà sắc và âm thanh thì hai câu thơ cuối cùng của bài thơ lại là bức tranh tâm trạng của nhà thơ, của người lãnh tụ Cách mạng Hồ Chí Minh. Hình ảnh của bác hiện lên trong bức tranh thơ vừa tạo ra sự chuyển hướng đột ngột của đối tượng miêu tả cũng như của mạch cảm xúc.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng chính là bức chân dung tự họa của Người, trong không gian hoang vắng của núi rừng, Bác vẫn thao thức “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”, đến đây thì người đọc chưa hết bất ngờ vì sự chuyển mạch cảm xúc thì lại tò mò vì nguyên  nhân khiến Người thao thức trong đêm trăng ấy.

Ngay trong câu thơ cuối cùng của bài thơ, Hồ Chí Minh đã lí giải nguyên nhân của sự thao thức ấy. Trước hết, Bác không ngủ bởi con người thi nhân đầy yêu đời, nhạy cảm với vẻ đẹp của cuộc sống. Trước khung cảnh hùng vĩ mênh mông mà không kém phần thi vị, lãng mạn tất yếu nảy sinh nhu cầu thưởng ngắm của con người nhiều rung động.

Nguyên nhân thứ hai đó chính là vì lo lắng cho tương lai, vận mệnh của dân tộc. Với tư cách là vị lãnh tụ, người đứng đầu của một nước, Bác không khỏi trăn trở, suy tư về đường hướng cũng như những phương án chiến lược cho cuộc cách mạng. Hình ảnh của Bác trăn trở vì dân vì nước hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng.

Như vậy, bài thơ Cảnh khuya là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ của núi rừng Việt Bắc khi về khuya, và cũng là bức tranh tâm trạng tự họa của Hồ Chí Minh. Qua đó người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn thấy được tấm lòng đáng trân trọng của Người.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CẢNH KHUYA

CANH KHUYA

BÀI THƠ CẢNH KHUYA

HỒ CHÍ MINH

0