28/05/2017, 20:04

Khái quát ngắn gọn tục ngữ về con người và xã hội

Đề bài: Anh/ chị hãy khái quát ngắn gọn tục ngữ về con người và xã hội Văn học dân gian là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Nó được thể hiện bằng nhiều hình thức như vè, đồng dao,ca dao… và đặc biệt là tục ngữ. Những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dạy cho chúng ta ...

Đề bài: Anh/ chị hãy khái quát ngắn gọn tục ngữ về con người và xã hội Văn học dân gian là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Nó được thể hiện bằng nhiều hình thức như vè, đồng dao,ca dao… và đặc biệt là tục ngữ. Những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dạy cho chúng ta nhiều bài học về cách làm người nhằm tôn vinh những phẩm chất cao đẹp và giá trị của con người. Tục ngữ là môt trong những thể lọai của văn học dân gian. Trong khi ca ...

Đề bài: Anh/ chị hãy khái quát ngắn gọn tục ngữ về con người và xã hội

Văn học dân gian là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Nó được thể hiện bằng nhiều hình thức như vè, đồng dao,ca dao… và đặc biệt là tục ngữ. Những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dạy cho chúng ta nhiều bài học về cách làm người nhằm tôn vinh những phẩm chất cao đẹp và giá trị của con người.

Tục ngữ là môt trong những thể lọai của văn học dân gian. Trong khi ca dao dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần tình cảm thì tục ngữ đúc kết kinh nghiệm sống trên nhiều lĩnh vực cuộc sống hàng ngày. Vì thế, tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm, tri thức thực tiễn vô cùng phong phú.

Có lẽ từ lâu rồi từ khi chúng ta sinh ra và lớn lên qua lời ru của mẹ, qua những lời kể chuyện của bà trong ta hình thành nhân cách tốt đẹp, những phẩm chất truyền thống đi theo ta lớn lên. Những câu ca dao tục ngữ gắn liền với đời sống sản xuất, gắn liền với con người đưa cho ta nhiều bài học quý giá về cách làm người, cách ứng xử với lời thơ dễ thuộc nhớ lâu.

VN

Các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thường sử dụng những hình ảnh so sánh, hoán dụ, các phép đối hiệu quả, tưởng như đối lập nhưng lại bù trừ cho nhau nhằm đề cao hiệu quả sử dụng giúp người nghe dễ hiểu dễ nhớ. Câu tục ngữ: “Con người quý hơn tiền bạc” thể hiện giá trị của con người cao quý hơn so với vật chất, dạy cho chúng ta về cách làm người không nên hư vinh mà bỏ qua giá trị con người. Sống phải đẹp ở tấm lòng đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ đi con người mình. Câu“ Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu” cũng có ý nghĩa như thế, câu đó ý chỉ dù nghèo khó những vẫn phải giữ gìn nhân cách. Phép so sánh được sử dụng linh hoạt, đa dạng. Trong câu thứ nhất, so sánh “ bằng”, hai âm “ươi”( người- mười) đối nhau qua từ so sánh.  Hai câu tưởng đối lập về ngữ nghĩa nhưng đều dạy cho ta bài học về cách làm người.

Không chỉ đề cao cách ứng xử, phẩm chất của con người ông cha ta còn khuyên nhủ con cháu không chỉ đẹp ở tâm hồn mà nên đẹp cả ở hình thức. Hình thức ở đây không phải ăn chơi, cái đẹp ở đây là giữ cho những bộ phận trên người mình hoàn thiện. “ Cái răng cái tóc là góc con người” cái răng cái tóc là phần hình thức con người. Hai bộ phận đó gắn chặt đi theo ta suốt cuộc đời, ta phải biết chăm chút từng yếu tố đó mới thể hiện được tính cách của mình. Sử dụng từ và câu nhiều nghĩa chỉ các yếu tố hình thức con người, cái răng cái tóc có đẹp thì con người mới có thể hoàn thiện. Ngoài tâm hồn con người ta cũng phải đẹp về cả cách ứng xử, đẹp tâm hồn là quan trọng nhưng đẹp hình thức là không thể thiếu. Người đẹp tâm hồn mà cung cách thô lỗ vô duyên thì con người đó cũng không được coi trọng.

Không chỉ đề cao phẩm chất, nét ứng xử,vẻ đẹp bên ngoài con người ông cha ta còn dạy con cháu phải tôn sư trọng đạo. Câu tục ngữ “ Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn” đề cao vị thế người thầy trong xã hội, chứng tỏ rằng từ xưa đến nay truyền thống học đạo luôn luôn được coi trọng và phát huy. Từ nhỏ khi chưa đi học qua các câu tục ngữ về con người và xã hội phần nào hình thành trong ta nhân cách tốt đẹp, cách ứng xử, giá trị bản thân cũng như yêu kính thầy cô. Truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được đề cao hàng đầu, không chỉ thầy cô, bạn bè là người bước đi cùng ta dạy ta những kiến thức, luôn bên cạnh ta trên những chặng đường đời.

Câu tục ngữ“ Học thầy không tày học bạn” là một trong số đó, dân gian so sánh “ tày” vần với âm “ay” trong vế để so sánh ( thầy). Không chỉ vậy, ông cha ta khuyên chúng ta nên yêu thương những người khác, yêu bản thân nhưng cũng phải yêu lấy mọi người, đề cao cách ứng xử nhân văn. Cần nhắc ai đó biết giúp đỡ mọi người, nhất là trong hoạn nạn khó khăn. “ Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo thành quả đó”, ta phải biết ơn với người đã có công lao giúp đỡ.“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” truyền thống đền ơn đáp nghĩa muôn đời chúng ta nên gìn giữ truyền thống quý báu  đó. Hình ảnh ẩn dụ “ quả” rộng nghĩa uyển chuyển. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất là bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập biết tìm thầy học bạn thì con người mới có thể thành tài. Chúng ta phải biết kếp hợp học cả hai để đem lại hiệu quả cho nhau.

Khẳng định sức mạnh đoàn kết “ Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được mà cần phải nhiều người hợp sức”. Đây là một trong truyền thống đoàn kết lâu đời của nhân dân ta, khi có chiến tranh hay trong thời bình luôn luôn phải ghi nhớ chúng ta là một dân tộc, phải yêu thương đùm bọc lấy nhau, quyết không để cho kẻ thù xâm lược phá vỡ đoàn kết đó.

Qua phân tích những câu tục ngữ về con người và đời sống thường hướng tới tôn vinh những phẩm chất cao đẹp, ca ngợi giá trị con người đồng thời đưa ra những lời khuyên và bài học về cách ứng xử trong cuộc sống.
Như vậy, qua việc khái quát tục ngữ về con người và đời sống với lối viết đơn giản dễ nghe dễ thuộc, lỗi so sánh ẩn dụ phong phú sức biểu đạt lớn dạy cho chúng ta bao nhiêu bài học về cách làm người, biết yêu thương mọi người, giúp cho ta biết sống một cách chan hòa, biết bảo vệ và lưu truyền truyền thống quý báu của dân tộc.
 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM VỀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI

HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG CÂU CA DAO VỀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI MÀ EM BIẾT

KHAI QUAT TUC NGU CA DAO VE CON NGUOI

0