Nội dung và cách tổ chức các câu tục ngữ về con người và xã hội
Đề bài: Em hãy phân tích nội dung và cách tổ chức các câu tục ngữ về con người và xã hội Nếu như ca dao là tiếng nói của tình cảm nồng nàn, mang đậm âm hưởng điệu nhạc dân gian với những kinh nghiệm về sản xuất, lao động, tình cảm mà ông cha ta để lại thì tục ngữ lại ...
Đề bài: Em hãy phân tích nội dung và cách tổ chức các câu tục ngữ về con người và xã hội Nếu như ca dao là tiếng nói của tình cảm nồng nàn, mang đậm âm hưởng điệu nhạc dân gian với những kinh nghiệm về sản xuất, lao động, tình cảm mà ông cha ta để lại thì tục ngữ lại là sản phẩm của trí tuệ, là kinh nghiệm người xưa truyền lại cho thế hệ sau này. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có vô vàn những câu tục ngữ, chủ ...
Đề bài: Em hãy phân tích nội dung và cách tổ chức các câu tục ngữ về con người và xã hội
Nếu như ca dao là tiếng nói của tình cảm nồng nàn, mang đậm âm hưởng điệu nhạc dân gian với những kinh nghiệm về sản xuất, lao động, tình cảm mà ông cha ta để lại thì tục ngữ lại là sản phẩm của trí tuệ, là kinh nghiệm người xưa truyền lại cho thế hệ sau này. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có vô vàn những câu tục ngữ, chủ yếu là nói về con người và xã hội dưới hình thức những lời nhận xét, lời khuyên răn ngắn gọn, hàm xúc, dễ hiểu, tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học bổ ích, thiết thực trong nhiều lĩnh vực như đánh giá con người, trong cách học hành và giao tiếp ứng xử hàng ngày.
Để khái quát một cách rõ nhất tục ngữ về con người và xã hội, chúng ta sẽ phân tích một số câu tục ngữ dưới đây để hiểu rõ về chúng
1." Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"
Câu tục ngữ trên nhằm khuyên nhủ thanh thiếu niên, học sinh phải biết chọn bạn mà chơi. Ông cha ta thật quá tinh tế khi đã dùng những hình ảnh ẩn dụ để nói về điều đó. Nghĩa đen của câu:' gần mực thì đen, gần đèn thì rạng' thật quá rõ ràng, người học sinh thường xuyên phải tiếp xúc với mực thì sẽ có lúc sẽ bị mực làm vấy bẩn quần áo, chân tay, nghĩa là bị lấm lem vì mực. Ngược lại bất cứ ai khi đến gần ngọn đèn thì đều được ngọn đèn chiếu sáng, sẽ dễ đọc sách hơn khi ngồi dưới ngọn đèn, sẽ dễ dàng nhận dạng mọi vật hơn vì được đèn chiếu sáng.
Thế nhưng, đó không phải điều mà ông cha ta muốn nhấn mạnh thông qua câu tục ngữ mà ý nghĩa chủ yếu là nằm ở nghĩa bóng. Trong cuộc sống thực tế hàng ngày nếu chúng ta thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì dễ dàng chúng ta cũng sẽ bị lây nhiễm những thói hư, tật xấu đó. Và trái lại, nếu chúng ta chỉ gần gũi, tiếp xúc với những con người tốt thì ta sẽ học được những điều hay, lẽ phải, những phẩm chất cao đẹp của họ. Hiểu theo nghĩa rộng, nếu chúng ta sống trong xã hội mà sống ở những môi trường xấu thì bản thân con người chúng ta sẽ không bao giờ tốt đẹp lên được và ngược lại nếu được tồn tại ở một môi trường tốt, tiếp xúc với những văn hóa lịch sự, văn minh, với những con người tốt thì chính chúng ta cũng sẽ trở nên tốt đẹp, trưởng thành hơn.
Chỉ với một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng qua đó, chúng ta- thế hệ trẻ đã học được một bài học đáng quý, sâu sắc, một lẽ sống phải ở đời.
2. "cái răng cái tóc là góc con người"
Không chỉ gửi gắm những bài học, triết lí nhân sinh sâu sắc, tục ngữ còn phản ảnh về quan niệm vẻ đẹp của con người, câu tục ngữ nói trên là một dẫn chứng.
Răng, Tóc đều là một bộ phận rất nhỏ trên cơ thể con người, tuy nhiện chính những thứ bé nhỏ ấy đã trở thành chuẩn mực để người xưa đánh giá về vẻ đẹp của con người.
Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người nên giữ gìn hình thức bên ngoài một cách gọn gàng, sạch sẽ, chau chuốt từ những thứ nhỏ nhất như cái răng, cái tóc. Đặc biệt là người con gái, thời xưa thì theo quan niệm của ông cha ta, người con gái phải có một bộ tóc đen, dài óng mượt và một hàm răng nhuộm đen óng. Nhưng bây giờ chuẩn mực đó đã được thay đổi phần nào, không còn là bộ răng đen óng mà thay vào đó là hàm răng trắng muốt, đều đặn…
3. Đó là những câu tục ngữ về con người, còn tục ngữ về xã hội thì chủ yếu phản ánh về những mối quan hệ ứng xử, giữa người với người. Như câu tục ngữ: "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta khi cầm những trái thơm, quả ngọt trên tay, cần nhớ đến người trồng cây, người đã gieo từng hạt giống, người đã vun sới, chăm chút cho cây ra hoa kết trái. Nhưng bên cạnh đó câu tục ngữ còn mượn hình ảnh trồng cây để nhắc nhở chúng ta phải nhớ về công lao của những con người đi trước để giờ đây, chúng ta được sống trong những điều tốt đẹp. Và người trồng cây là người tạo ra thành quả đó.
Tại sao chúng ta phải " ăn quả nhớ kẻ trồng cây"?
Vì để có những hoa thơm trái ngọt ấy, người vun trồng, chăm sóc đã bỏ ra rất nhiều công sức, đổ biết bao nhiêu giọt mồ hôi để từ những giọt mồ hôi mặn đó mà nảy chồi đâm lộc. Cũng như biết bao nhiêu người con yêu nước, những người anh hùng đã anh dũng hi sinh để cho chúng ta được sống trong hòa bình, độc lập như ngày hôm nay. Chúng ta cần phải trân trọng những điều đó. Và đó cũng là bài học mà ông cha ta muốn chúng ta khắc cốt ghi tâm.
Bên cạnh những câu tục ngữ nói trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam còn có muôn vàn câu tục ngữ nói về con người và xã hội như:
" Uống nước nhớ nguồn"
" Thương người như thể thương thân"
" Học thầy không tày học bạn"
Dựa vào nội dung của các câu tục ngữ, ta có thể chia ra làm 2 nhóm chính: tục ngữ về con người, và tục ngữ về xã hội. Tất thảy các câu tục ngữ đều nói về những bài học quý những kinh nghiệm xoay quanh con người và xã hội. Chúng thường được sử dụng khéo léo, có vần, có điệu, và kết hợp với các nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
NOI DUNG VA CACH TO CHUC CUA TUC NGU VIET NAM
NỘI DUNG CỦA CA DAO VỀ CON NGƯỜI XÃ HỘI
PHÂN TÍCH NHỮNG CÂU CA DAO TỤC NGỮ EM BIẾT VỀ CON NGƯỜI XÃ HỘI