25/05/2017, 00:34

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du. Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cho đến nay, tác phẩm Truyện Kiều của ông vẫn được coi là tác phẩm thơ Nôm kiệt xuất nhất của nền văn học dân tộc. Trong đó,Nguyễn ...

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du. Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cho đến nay, tác phẩm Truyện Kiều của ông vẫn được coi là tác phẩm thơ Nôm kiệt xuất nhất của nền văn học dân tộc. Trong đó,Nguyễn Du thể hiện tài năng bậc thầy ở nhiều phương diện, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh. Mỗi bức tranh cảnh vật đều được Nguyễn Du tạ hiện sinh động vô cùng. Có thể thấy rõ điều này ...

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du.

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cho đến nay, tác phẩm Truyện Kiều của ông vẫn được coi là tác phẩm thơ Nôm kiệt xuất nhất của nền văn học dân tộc. Trong đó,Nguyễn Du thể hiện tài năng bậc thầy ở nhiều phương diện, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh. Mỗi bức tranh cảnh vật đều được Nguyễn Du tạ hiện sinh động vô cùng. Có thể thấy rõ điều này trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”

“  Cảnh ngày xuân” nằm trong phần đầu tác phẩm- phần  Gặp gỡ- Đính ước.

Trong đoạn trích này Nguyễn Du đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đầy sống động, tinh khôi, mới mẻ, đặc biệt, nó được nhìn qua mắt nhìn của những người trẻ tuổi, đang đứng trước ngưỡng cửa của tình yêu.

“ Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Ẩn dụ- nhân hóa “ con én đưa thoi” gợi tả bầy chim én- loài chim xuân quen thuộc, chao liệng nhịp nhàng giữa bầu trời cao như chiếc thoi đưa vẽ những đường tơ mềm mại trên khung dệt vải.

“ Thiều quang” là làn ánh sáng đỏ hồng, tỏ rạng rực rỡ và ấp áp của mùa xuân. Chỉ bằng hai nét đặc trưng tiêu biểu: chim én và nắng vàng- bức tranh xuân đã bừng lên tươi tắn.

Bên cạnh đường nét, màu sắc là cảm xúc.Cảm xúc được kín đáo thể hiện qua ý niệm về thời gian. Thời gian của ngày vui dường như trôi đi rất nhanh:

“ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

“ Đã ngoài sáu mươi” là vào khoảng đầu tháng ba, mùa xuân qua mất hai phần! Trước thời gian “ đưa thoi”- trôi đi rất nhanh, Xuân Diệu sau này cuống quýt:

“ Mau với chứ vội vàng lên với chứ”

phan tich ve dep thien nhien trong doan trich canh ngay xuan

Còn nhân vật trữ tình của Nguyễn Du khi xưa không giấu được cảm xúc tiếc nuối. Những từ ngữ xác định về lượng “ chín chục”, “ ngoài sáu mươi” và từ “ đã” chỉ thời gian quá khứ gián tiếp nói lên điều đó! Tiếc nuối vì sao?Vì mùa xuân trong năm là mùa đẹp nhất. Mà thời gian vẫn chảy trôi theo từng giây phút. Điều này cũng được nhà thơ Xuân Diệu thể hiện trong bài thơ “ Vội vàng” của mình:

“ Xuân đương đến nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Như vậy, hai câu thơ đầu vừa nói thời gian, vừa tả không gian đồng thời cũng khơi gợi, bộc lộ cảm xúc.Tập trung tả cảnh là ở hai câu thơ sau. Dưới ngòi bút tinh tế của thi nhân, cùng tâm hồn đầy nhạy cảm bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du hiện ra tươi sáng và mĩ lệ.

“ Cỏ non xanh tận chân trời”
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Phải thấy được ở đây, hai câu thơ không hoàn toàn là sáng tạo của Nguyễn Du. Ông đã tiếp thu và đổi mới từ thơ cổ Trung Quốc:

“ Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”

Cùng sử dụng những hình ảnh ước lệ “cỏ” với “trời”, “hoa lê” để tả mùa xuân; cùng lấy màu cỏ biếc làm nền nhưng trong thơ cổ Trung Quốc, cảnh tĩnh lặng, đường nét thanh đạm; còn Nguyễn Du mở ra trước mắt người đọc khung tranh rộng lớn, bát ngát, bao la không có đường viền, không có giới hạn.

“Xanh tận chân trời” là màu xanh trải dài tít tắm, xa mãi, xa mãi theo tầm nhìn. Những thảm cỏ non mang sức sống mùa xuân lan ra, phủ khắp, nối liền mặt đất, chân mây.Từ bao quát đến cụ thể, trên nền xanh của cỏ mùa xuân và trời xuân trong sáng ấy nhà thơ điểm xuyết những cánh hoa lê trắng muốt:

“ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Không phải “ muôn vạn đóa ép cành trĩu xuống” như cảnh xuân trong thơ Đỗ Phủ mà chỉ một vài bong trắng điểm. Nét vẽ của Nguyễn Du thật đơn sơ, trang nhã, gợi ra cái tinh khôi của sắc hoa.Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp tạo ra sự đối ứng của hình ảnh, màu sắc ( cỏ non xanh- cành lê trắng). Sự phối hợp màu xanh- trắng rất hài hòa, gợi ra cảm giác nhẹ nhàng, thanh khiết, trong sáng, trẻ trung.

Mặt khác, đảo ngữ “ trắng điểm” lại nhấn tả trạng thái đang nở của hoa. Hoa bắt đầu xuất hiện từng bông trên cành như chăm chút, tô điểm cho mùa xuân, đem vào bức tranh màu trắng tinh khôi.Nhờ thế bức tranh trở nên sống động, có hồn chứ không tĩnh tại; khung cảnh rộng lớn, mênh mông mà không đìu hiu, quạnh vắng.

Cái thần tình của ngòi bút Nguyễn Du so với cổ thi Trung Quốc là ở đó. Còn so với cảnh ngày xuân được nói đến trong “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân “ may sao một ngày trong tiết thanh minh…” thì những câu thơ của Nguyễn Du quả là đã vẽ một bức họa tuyệt tác với đủ không gian, thời gian, cảnh vật, sắc màu,đường nét, chuyển động, ánh sáng và cảm xúc. Và, trùm lên tất cả là ấn tượng về sức sống mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy.

Như vậy,chọn cảnh đặc trưng tiêu biểu; sử dụng đa dạng các biện pháp nghệ thuật tu từ và biểu cảm; sắp xếp trình tự hợp lí kết hợp với tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du trong đoạn trích đã thể hiện được cảnh ngày xuân đầy sức sống, tươi tắn, cũng bộc lộ được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm tinh tế của đại thi hào Nguyễn Du.

0