25/05/2017, 00:34

Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê nhất thống chí

Phan tich hinh tuong Nguyen Hue – Đề bài: Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê nhất thống chí. Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn học viết theo lối chương hồi,mang đậm giá trị lịch sử. Phản ánh được một cách chân thực và sống động tình hình xã hội đầy biến ...

Phan tich hinh tuong Nguyen Hue – Đề bài: Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê nhất thống chí. Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn học viết theo lối chương hồi,mang đậm giá trị lịch sử. Phản ánh được một cách chân thực và sống động tình hình xã hội đầy biến động ở Việt Nam ba mươi năm cuối thế kỉ mười tám, và mấy năm đầu thế kỉ mười chín. Trong tác phẩm này,các tác giả nhà Ngô gia văn phái đã đặc biệt xây dựng kết cấu tác phẩm và xây ...

– Đề bài: Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ  trong Hoàng Lê nhất thống chí.

Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn học viết theo lối chương hồi,mang đậm giá trị lịch sử. Phản ánh được một cách chân thực và sống động tình hình xã hội đầy biến động ở Việt Nam ba mươi năm cuối thế kỉ mười tám, và mấy năm đầu thế kỉ mười chín.

Trong tác phẩm này,các tác giả nhà Ngô gia văn phái đã đặc biệt xây dựng kết cấu tác phẩm và xây dựng rõ nét chân dung nhân vật lịch sử, điển hình trong số đó chính là người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.

Trong hồi mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí,các tác giả Ngô gia văn phái đã khắc họa hình ảnh Nguyễn Huệ – Người anh hùng dân tộc mưu lược toàn tài, trí tuệ hơn người cùng tài cầm quân xuất chúng.

Người anh hung Nguyễn Huệ được xây dựng trong tác phẩm là một người kiêu hùng, quyết đoán với những hành động mạnh mẽ, dứt khoát.

Khi được tin quân Thanh kéo sang, chiếm đóng Thăng Long, Nguyễn Huệ đã lập tức “ tế cáo trời đất”,lên ngôi hoàng đế. Sau đó lập tức thân chinh kêu gọi binh lính, đốc thúc đại quân, cả thủy lẫn bộ kéo ra Bắc đánh dẹp quân Thanh. Qua hành động này ta có thể thấy Nguyễn Huệ là một người vô cùng quyết đoán, đặc biệt đối với những vấn đề liên quan đến vận nước thì không hề chần trừ, do dự mà thân chinh cầm quân đi đánh giặc.

Trước khi mang quân ra Bắc, Nguyễn Huệ đã cho gọi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp vào để bàn bạc cơ mưu. Điều này cho thấy Nguyễn Huệ tuy dũng mãnh, trí tuệ hơn người nhưng không độc đoán mà rất coi trọng ý kiến của những bậc hiền tài, biết chiêu mộ ý kiến của hiền thần. Quả thực, Nguyễn Huệ là một bậc minh quân tài năng sáng suốt.

Biết được số lượng binh lính mà quân địch kéo sang Thăng Long là rất lớn- hai mươi chín vạn quân, cũng xét thấy tương quan lực lực giữa ta và địch có sự chênh lệch, Nguyễn Huệ đã dốc sức chiêu mộ binh lính, mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn nhằm nâng cao sức mạnh của quân ta. Đồng thời cũng phân chia quân thành bốn doanh: tiền, hậu,tả hữu; lên kế hoạch tiến công đánh giặc.

Như vậy,Nguyễn Huệ là một vị chủ tướng đầy mưu lược, không chỉ nâng cao sức mạnh cho quân mình mà còn bố trí, đề ra những kế hoạch cụ thể, chu toàn. Đây là tiền đề cho những thắng lợi vang dội sau này.

Nguyễn Huệ là người có trí tuệ sáng suốt, biết “ đánh” vào lòng quân để nâng cao nhuệ khí, tinh thần chiến đấu.

Ông đã phân tích cặn kẽ tình hình quân quân giặc ở thành Thăng Long, nêu cao truyền thống đánh giặc bất khuất của dân ta từ thời hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lí Thái Tổ…Từ đó ông làm tiền đề để đưa ra lời kêu gọi toàn quân: “Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”

phan tich hinh tuong nguoi anh hung nguyen hue

Những lập luận sắc bén, chặt chẽ, thấu tình đạt lí của Nguyễn Huệ đã khơi dậy được nhuệ khí chiến đấu, lòng tự tôn của toàn quân, phát huy được sức mạnh tinh thần to lớn cho cuộc chiến sắp tới.

Là một người chủ tướng, Nguyễn Huệ cũng đề cao kỉ luật, những quy định chặt chẽ với nghĩa quân, xử phạt nghiêm khắc với những ai ăn ở hai lòng, phản bội đất nước, dân tộc “Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước”

Sự đa mưu túc trí của Nguyễn Huệ còn thể hiện ở tài dùng người,cầm quân, vạch ra những chiến lược, chiến thuật đánh giặc độc đáo , hợp lí.

Đội quân của Nguyễn Huệ có cuộc hành quân thần tốc do người chủ tướng đề ra chiến lược cho quân lính thay phiên nhau, cứ ba người một tốp thay phiên võng nhau đi, thành ra quân trẩy đi liên miên không phải dừng mà ai nấy đều lần lượt được nghỉ. Do đó, quân Tây Sơn đã hành binh cực kỳ thần tốc.

Cách chống lại vũ khí của giặc cũng vô cùng độc đáo bằng cách dùng khiên có bao phủ rơm ướt bên ngoài, với chiến lược này hỏa tiễn của quân địch không thể phát huy được tác dụng.

Nguyễn Huệ còn thực hiện chiến thuật nghi binh, cho quân mở cờ gióng trống ở phía Đông, quân địch khi rút chạy đã vô cùng hoảng sợ, rày xéo lên nhau mà chạy về nước.

Như vậy,hình ảnh vua Quang Trung Nguyễn Huệ được các tác giả Ngô Gia văn phái khắc họa một cách sống động,chân thực  hình tượng của một người anh hùng trí tuệ, oai phong lẫm liệt. Điều đáng nói ở đây là các tác giả Ngô gia thuộc nhà Lê mà viết về Quang Trung trên tinh thần ngợi ca như vậy, tức là đứng trên lập trường dân tộc để phản ánh. Điều đó càng làm cho tác phẩm mang nhiều giá trị hơn.

0