25/05/2017, 00:33

Giới thiệu và thuyết minh về phố Hàng Bún

Gioi thieu ve pho Hang Bun – Đề bài: Em hãy Giới thiệu và thuyết minh về phố Hàng Bún Hà Nội. Nếu là người dân Việt Nam thì hẳn một lần ta nghe nhắc đến về Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Những khu phố này diện tích tuy không lớn lắm nhưng lại có một bề dày vô cùng vĩ đại về lịch sử- văn hóa, ...

Gioi thieu ve pho Hang Bun – Đề bài: Em hãy Giới thiệu và thuyết minh về phố Hàng Bún Hà Nội. Nếu là người dân Việt Nam thì hẳn một lần ta nghe nhắc đến về Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Những khu phố này diện tích tuy không lớn lắm nhưng lại có một bề dày vô cùng vĩ đại về lịch sử- văn hóa, chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của mảnh đất Thủ đô.Ba mươi sáu phố,mỗi phố lại mang một vẻ đẹp, một đặc trưng riêng biệt mà không thể nhầm lẫn, gọi tên. Một trong những khu phố mà ...

– Đề bài: Em hãy Hà Nội.

Nếu là người dân Việt Nam thì hẳn một lần ta nghe nhắc đến về Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Những khu phố này diện tích tuy không lớn lắm nhưng lại có một bề dày vô cùng vĩ đại về lịch sử- văn hóa, chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của mảnh đất Thủ đô.Ba mươi sáu phố,mỗi phố lại mang một vẻ đẹp, một đặc trưng riêng biệt mà không thể nhầm lẫn, gọi tên. Một trong những khu phố mà tôi rất ấn tượng, đặc biệt yêu thích, đó là phố Hàng Bún.

Chỉ nghe tên thôi cũng thấy được nét đặc biệt của khu phố này.

Phố Hàng Bún là khu phố có tổng chiều dài là 484 mét, kéo dài từ phố Phan Đình Phùng đến Đường Yên Phụ.

Phố Hàng Bún chạy qua các con phố khác như: Phố Quán Thánh, phố Phan Đình Phùng; cắt qua các đường như: đường Nguyễn Khắc Nhu, đường Phạm Hồng Thái, đường Nguyễn Trường Tộ.

Phố Hàng Bún vốn thuộc địa phận của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Khu phố này có thể coi là “ranh giới phía Bắc” của các phố có chữ “Hàng”.

Từ xa xưa, phố Hàng Bún thuộc địa phận của hai thôn Yên Ninh và Yên Thành, thuộc huyện Vĩnh Thuận.

Hiện nay, ở phố Hàng Bún còn hai di tích cũ, đó là: Đền Anh ở số nhà mười lăm, thờ bách linh ( những người chết không có danh tính, không có người thừa nhận) và đền Thủy Thiên Quang thờ Châu Nương ở số nhà số ba mươi tư.

Nguồn gốc của tên gọi “ Hàng Bún” này có lẽ bắt nguồn từ nghề sản xuất bún của người dân thôn Yên Ninh xưa. Ở đây chuyên sản xuất các loại bún sợi nhỏ, bún trắng nổi tiếng. Nếu ở hàng Cháo nổi tiếng với những món cháo thơm ngon, đủ màu sắc, hương vị thì ở phố Hàng Bún lại nổi tiếng với món bún trắng, mềm mại, thanh đạm.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, đặc biệt là với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của thủ đô Hà Nội thì nghề sản xuất bún gia truyền ở phố Hàng Bún không còn nữa, thay vào đó,những gia đình có lợi thế về địa điểm buôn bán lại kinh doanh rất nhiều các loại mặt hàng khác như: cửa hàng tạp hóa, hàng gia dụng, đồ điện tử, sửa chữa máy móc….

Đặc biệt, ngày nay ở phố Hàng Bún còn nổi tiếng với món nem Phùng.Gọi là nem Phùng vì đây là đặc sản của thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.

Món nem này vốn do một gia tộc họ Bùi có trên ba đời làm nem. Hương vị thơm ngon đặc trưng, chỉ có ở phố Hàng Bún.

Phố Hàng Bún cũng là khu vực gắn liền với cuộc đấu tranh bất khuất, anh dũng của nhân dân thủ đô.Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà cụ thể là vào tháng mười hai năm 1946, để châm ngòi cho cuộc chiến tranh và âm mưu đánh chiếm thủ đô Hà Nội thì Thực dân Pháp đã cho quân bắn phá ở nhiều nơi trong thành phố.

Tối ngày mười sáu, một toán lính Pháp đã kéo đến phố Hàng Bún, bắn chết một chiến sĩ tự vệ đang làm nhiệm vụ đứng gác của quân ta và bắt giữ một chiến sĩ khác lên xe.Đến buổi sáng ngày hôm sau, tức ngày mười bảy tháng mười hai quân Pháp đã cho quân vây quanh khu vực của phố Hàng Bún, chúng xả sung dã man vào người dân ở đây, châm lửa đốt nhà cửa hai bên phố.

Tuy nhiên,nhân dân và dân quân tự vệ của khu phố này đã rất anh dũng, kiên cường chiến đấu, buộc quân Pháp phải rút vào thành.

Hai ngày sau, tức ngày mười chín tháng mười hai, nhân dân toàn thủ đô đã noi gương chiến đấu bất khuất của người dân Hàng Bún đồng khởi đứng lên chống Pháp và đã tạo ra được một thắng lợi vang dội, bảo vệ thành công thủ đô.

Hiện nay, tại ngã ba của phố Hàng Bún- Ngõ Yên Ninh vẫn còn một tấm bia khắc sâu những dòng chữ: “ Khắc sâu căm thù thực dân xâm lược Pháp đã tàn sát đồng bào ta tại nơi đây ngày 17- 12- 1946”. Dấu tích lịch sử đã là minh chứng cho một khu phố anh hùng, bất khuất.

Như vậy,  Hàng Bún không chỉ là một khu phố điển hình trong sản xuất mà còn là một khu phố có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất. Nếu có dịp đến thăm mảnh đất thủ đô, ba mươi sáu phố sẽ là một địa điểm tham quan lí tưởng,  và đừng quên đến và thăm quan khu phố anh hùng- phố Hàng Cháo nhé!      

0