Phân tích văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc
Đề bài: Phân tích văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc Bài làm Nguyễn Ái Quốc – một nhà chính trị, văn hóa, tư tưởng lớn không chỉ của Việt Nam và thế giới. Người ra đi không chỉ để lại cho đất nước sự nhớ thương, tiếc nuối mà còn để lại cả một kho tang các tác phẩm có giá trị không ...
Đề bài: Phân tích văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc Bài làm Nguyễn Ái Quốc – một nhà chính trị, văn hóa, tư tưởng lớn không chỉ của Việt Nam và thế giới. Người ra đi không chỉ để lại cho đất nước sự nhớ thương, tiếc nuối mà còn để lại cả một kho tang các tác phẩm có giá trị không chỉ về nghệ thuật mà còn cả nội dung. Người thành công trên cả ba thể loại: Chính luận. thơ và truyện kí. Các tác phẩm của Người bên cạnh tính trữ tình còn mang đậm tính chiến đấu, ...
Đề bài: Phân tích văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc
Bài làm
Nguyễn Ái Quốc – một nhà chính trị, văn hóa, tư tưởng lớn không chỉ của Việt Nam và thế giới. Người ra đi không chỉ để lại cho đất nước sự nhớ thương, tiếc nuối mà còn để lại cả một kho tang các tác phẩm có giá trị không chỉ về nghệ thuật mà còn cả nội dung. Người thành công trên cả ba thể loại: Chính luận. thơ và truyện kí. Các tác phẩm của Người bên cạnh tính trữ tình còn mang đậm tính chiến đấu, bởi Người luôn quan niệm, vă chương là một thứ vũ khí lợi hại trong đấu tranh, một trong những tác phẩm như thế là “Thuế máu” – một bản án tố cáo, vạch trần sự độc ác, dã man của bọn thực dân xâm lược.
Tên tác phẩm là “Thuế máu” tạo lên cảm giác của các cuộc chiến tranh các cuộc tàn sát đẫm máu. Trong tác phẩm này đây chính là máu của những người dân thuộc địa bị bọn đế quốc thực dân, bị bọn tay sai áp bức bóc lột đến tận sương tủy. Đồng thời nhan đề tác phẩm cũng thể hiện thái độ tức giận, căm phẫn của tác giả khi chứng kiến dân tộc mình bị đối xử tàn nhẫn.
Trong đoạn đầu của tác phẩm tác giả đã so sánh thái độ của quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa tại hai thời điểm trước khi có chiến tranh và sau khi chiến tranh xảy ra. Trước khi chiến tranh xảy thì bị bị coi là giống người hạ đẳng , những người da đen bẩn thỉu đây là những cái tên chúng gọi người Việt Nam chúng ta một cách khinh miệt coi thường khi đó họ chỉ là những nô lệ cho tầng lớp thống trị bấy giờ. Bọn người cai trị luôn cho rằng tộc người da trắng là tộc người cao quý vì vậy chúng luôn cho rằng những tộc người khác là thấp hèn và luôn tạo ra một khoảng cách để phân biệt đối xử. Người dân thuộc địa “giỏi lắm cũng chỉ biết kéo xe và ăn đòn của quân cai trị nhà ta”Giọng nói đầy mỉa mai cho thấy thái độ khinh bỉ coi dân ta như súc vậy của bọn thực dân Pháp. Khi chiến tranh “vui tươi” xảy ra, chữ vui tươi được tác giả sử dụng để châm biếm cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc tranh giành quyền lợi. Khi đó số phận của người dân thuộc địa được thay đổi đến không ngờ. Họ được đề cao trọng vọng và được các quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bè coi là “con yên” “bạn hiền”, thậm chí còn được đề bạt lân chức danh “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Đối với chức danh đó đánh nhẽ ra họ phải được nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa, nhưng thực chất cuộc sống của họ không hề được nâng cao mà lạ ngược lại. Như vậy đối với họ chức danh ấy vốn cũng chỉ là hữu danh vô thực không có một chút đặc quyền gì hết Với gọng điệu mỉa mai khi chỉ ra sự tương phản đã châm biếm sự thâm độc giả dối của chế độ thực dân
Dưới ách áp bức đó của bọn thực dân, số phận người dân thuộc địa rất bi thảm và đã được nhà văn miêu tả hết sức cụ thể bằng ngòi bút tài hoa của mình. Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi đã thế họ còn phải đột ngột xa lìa vợ con, quê hương, phải làm việc cật lực trong những kho thuốc súng ghê tởm khạc ra từng tiếng phổi, họ phơi thây trên các chiến trương châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ tổ quốc của loài thủy quái, bỏ xác ở những vùng miền hoang vu ở Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế. Kết quả là tám vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa. Nghe đến đấy la tự hỏi tại sao , bọn thực dân rốt cuộc có quyền gì mà lại có thể quyết đinh sống chết của hàng vạn người dân vô tội như thế?Những người dân bản xứ rốt cuộc cũng chỉ là vật hi sinh cho bạn cai trị thực dân. Đó chính là kiếp khổ đau của thân phận những người nô lệ. Tác giả đã vạch trần bộ mặt bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc.
Tác phẩm “Thuế máu” đã nói lên sự bi thảm của những con người mất nước, chịu cảnh nô lệ, bị chèn ép, bóc lột mọi bề. Còn bọn thực dân, chúng đã ăn trên máu và nước mắt của dân ta, chúng không coi dân ta là người. Nỗi căm thù, phẫn uất cùng xót thương của Người đã thấm vào từng câu văn, dòng chữ. “Thuế máu” sẽ mãi là một tác phẩm nhắc nhở các thế hệ sau này nhớ đến một thời đất nước vừa đau thương, vừa hào hùng, đến thế hệ cha anh vừa đau đớn vừa anh hùng.