24/05/2017, 14:21

Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện “Chức phán sự đền tản Viên” – Truyền Kì mạn lục

Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện “Chức phán sự đền tản Viên” – Truyền Kì mạn lục Bài làm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” được Nguyễn Dữ viết dưới hình thức truyện truyền kì, ca ngợi tinh thần dũng cảm của Ngô Tử Văn dám đấu tranh chống lại bọn quan lại sách ...

Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện “Chức phán sự đền tản Viên” – Truyền Kì mạn lục Bài làm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” được Nguyễn Dữ viết dưới hình thức truyện truyền kì, ca ngợi tinh thần dũng cảm của Ngô Tử Văn dám đấu tranh chống lại bọn quan lại sách nhiễu nhân dân và sự bao che, dung túng của bọn chúng. Khái quát hơn, có thể nói chuyện đấu ca ngợi tinh thần đấu tranh bảo vệ cái chính nghĩa, chống lại cái gian tà và lên án, phê ...

Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện “Chức phán sự đền tản Viên” – Truyền Kì mạn lục

Bài làm

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” được Nguyễn Dữ viết dưới hình thức truyện truyền kì, ca ngợi tinh thần dũng cảm của Ngô Tử Văn  dám đấu tranh chống lại bọn quan lại sách  nhiễu nhân dân và sự bao che, dung túng của bọn chúng. Khái quát hơn, có thể nói chuyện đấu ca ngợi tinh thần đấu tranh bảo vệ cái chính nghĩa, chống lại cái gian tà và lên án, phê phán những thế lực xâm lược qua tên tướng giặc Minh tuy chết nhưng vẫn tiếp tục quấy nhiễu, làm hại dân ta đồng thời ca ngợi trí thức Đại Việt dám đấu tranh chống lại kẻ thù.

Ngô Tử Văn là một người trí thức dũng cảm chống lại cái ác.  Tên Bách hộ họ Thôi đã tử trận, chiếm ngôi đền của viên Thổ công. Hắn dựa vào đền làm yêu quái trong dân gian. Chiếm đền thờ tương tự như chiếm đoạt một chức vụ nào đó, tác oai tác quái tương tự như sự sách nhiễu, làm hại nhân dân. Tử Văn đã châm lửa đốt đền, cũng tức là phá chỗ cư ngụ của tên tướng giặc, khiến hắn không có nơi nương tựa, mất cơ sở làm yêu quái, nghĩa là chấm dứt sự nhũng loạn của hồn ma tên bách hộ họ Thôi. Ngô Tử Văn bị bắt giải xuống Diêm Vương xét xử, chàng không run sợ mà cứng cỏi trình bày đầu đuôi sự việc. Đại diện cho cán cân công lý, Diêm Vương nhận ra sự thật, ngài đẫ trừng phạt tên tướng giặc kia, Hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của Tử Văn, có viên Thổ công bị đánh đuổi phải đến  nương tựa đền Tản Viên. Thổ công đã cho Tử Văn biết sự thật, chỉ vẽ cách khai trước tòa của Diêm Vương để lột trần bộ mặt của tên giặc yêu quái. Cuộc đấu tranh của hai người kết thúc thắng lợi, vị thần được phục hồi trở về nơi thờ tự. Tử Văn được hưởng một phần thờ cúng của nhân dân. Diêm Vương tống giam tên giặc vào ngục Cửu U, dân làng dựng lại tòa đền mới, ngôi mộ của hắn tự nhiên “bị bật tung lên, hài cốt tan tành như cám”. Sau đó, viên Thổ Công tiến cử Tử Văn giữ chắc phán sự đền Tản Viên.

Tên Bách hộ họ Thôi chính là đại diên cho lực lượng phi nghĩa. Hắn cướp đền thờ của viên Thổ Công, làm mưa làm gió, làm yêu quái trong dân gian. Viên Thổ công định kiện nhưng hắn có nhiều thế lực bao che. Các đền miếu gần quanh, vì tham của đút đều bênh vực cho hắn cả. rõ Ràng cũng với lời của Diêm Vương, lời kể của quan Thổ công về tình  trạng quan ham lại hé mở cho ta thấy câu chuyện đang xoay quanh viejc đấu tranh của những người chính trực chống lại bọn quan lại xấu xa, kết bè kết đảng làm haji dân lành. Chúng câu kết với nhau, bưng bít che giấu sự thật, khiến cho Diêm Vương cũng nghĩ là tên Bách hộ đó là trung thần lẫm liệt. Nhờ có lời khai của Tử Văn về đền Tản Viên mà tên giặc đó phải cúi đầu nhận tội, bị trừng phạt thích đáng.

Cuộc đấu tranh giữa một bên đại diện là Tử Văn với một bên đại diện là tên bách hộ họ Thôi thực chất là cuộc đấu tranh giữa những người chính trực với bọn quan lại xấu xa câu kết làm hại dân lành. Nhân vật Diêm Vương đại diện cho công lý, cho lẽ phải. Hệ thống nhân vật “Chức phán sự đền Tản Viên” mang tính chất tương trưng đậm nét , giải mã truyện truyền lì là phải thấy được tính chất tượng trưng này.

0