24/05/2017, 14:22

Bình giảng đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Binh giang doan trich Trao duyen – Đề bài: Bình giảng đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm: Đoạn trích “Trao duyên” trích từ câu 723 đến câu 756 của “Truyện Kiều”. Trước đó, Kiều và Kim Trọng gặp nhau trong ngày hội mùa xuân, sau đó, tình yêu ...

Binh giang doan trich Trao duyen – Đề bài: Bình giảng đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm: Đoạn trích “Trao duyên” trích từ câu 723 đến câu 756 của “Truyện Kiều”. Trước đó, Kiều và Kim Trọng gặp nhau trong ngày hội mùa xuân, sau đó, tình yêu giữa hai người nảy nở. Họ đã thề nguyền sẽ chung sống với nhau đến trọn đời, nhưng một tai họa đã đổ ập xuống gia đình Kiều, để có ba tram lạng bạc hối lộ bọn sai nha lộng hành, ...

– Đề bài:

Bài làm:

Đoạn trích “Trao duyên” trích từ câu 723 đến câu 756 của “Truyện Kiều”. Trước đó, Kiều và Kim Trọng gặp nhau trong ngày hội mùa xuân, sau đó, tình yêu giữa hai người nảy nở. Họ đã thề nguyền sẽ chung sống với nhau đến trọn đời, nhưng một tai họa đã đổ ập xuống gia đình Kiều, để có ba tram lạng bạc hối lộ bọn sai nha lộng hành, cứu cha và em trai khỏi bị chúng hành hạ, Kiều buộc phải bán mình tức là hi sinh mối tình của mình với Kim Trọng. Sau khi việc bán mình đã được thực hiện, cha và em trai đã được tha, Kiều ngồi trắng đem để suy nghĩ về thân phận va tình yêu, rồi nàng nhờ em gái mình là Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng.

Thúy Kiều là một người con gái có đức hi sinh, vị tha, Kiều đã chấp nhận hi sinh để cứu cha và em:

“Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Giữa lúc gia đình và người thân bị đe dọa, không thể băn khoăn do dự. Nàng phải lựa chọn ngay giải pháp bán mình chuộc cha, hi sinh tình yêu. Khi đã cứu được gia đình qua cơn sóng gió, Kiều lại thấy mình như người có lỗi với Kim Trọng. Nàng lo thuyết phục Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng, thay mình trả nghĩa tình yêu. Cách thuyết phục, nghệ thuật thuyết phục của Kiều có nhiều nhưng câu nói ấn tượng nhất là:

“Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”

Nếu Thúy Vân nhân lời thì Kiều hình dung dẫu chết vẫn được an ủi, tahnh thản. Lúc này, tất cả ý nghĩ của kiều đều tập trung vào việc lo trả nghĩa cho Kim Trọng, bở Thúy Kiều là người có tình yêu sâu sắc và mãnh liệt. Kiều không phải là người chỉ biết hi sinh, chỉ biết chấp nhận đau khổ, bất hạnh bởi nếu thế thì nhân vật sẽ không thể hoàn thiện, không chân thực. Kiều còn là một người có tình yêu sâu sắc, nàng c ũng biết sống cho riêng mình. Nàng nhận thấy sự trống  trải, vô nghĩa của cuộc đời khi không giữ được tình yêu với chàng Kim nữa. Nàng bất giác liên tưởng  đến cái chết nhiều lần. Nhờ Thúy Vân trả nghĩa tưởng như nàng có thể thanh thản nhưng không, trong lòng nàng vẫ dồn nén bao dằn vặt đau đớn. nàng than thân trách phận. Tình yêu mãnh liệt này chứng tỏ Kiều cũng sống bằng tình cảm, cảm xúc. Càng thiết tha với tình yeey, Kiều càng cảm thấy tính chất bi kịch của tình yêu và thân phận.

Để diễn tả đức hi sinh và lòng vị tha của kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau, Ngôn ngữ của Kiều có mục đích thuyết phục rất rõ: nói với em gái nhưng nàng dùng chữ như “cậy, lạy rồi sẽ thưa,xót tình máu mủ,..” Nàng thực sự mong em gái thay mình trả nghĩa Kim Trọng. Nàng nói đến lời thề nguyền một cách thật trân trọng: “lời nước non”. Kiều nhiều lần nhắc đến các vật kỉ niệm tình yêu rất đẹp và thiêng liêng. Việc nhớ đến từng chi triết của kỉ niệm cho thấy nàng trân trọng tình yêu, tha thiết đối với tình yêu như thế nào. Kiều cũng nghĩ nhiều đến cái chết, chứng tỏ nàng cảm nhận thấy rõ ràng cuộc sống vô nghĩa nếu không được sống cùng chàng Kim. Đặc biệt nàng còn tưởng tượng đến cảnh hồn về mà âm – dương cách trở, hai bên không thể nói chuyện được với nhau “cách mặt khuất lời”.

Kết hợp hài hòa cả tình cảm và lý trí, nhân vật Thúy Kiều là một nhân vật kiểu mới của văn học Việt Nam giai đoạn XVIII – XIX, một giai đoạn có những khám phá mới mẻ đối với thế giới nội tâm phong phú, phức  tạp của con người.

0