10/01/2018, 19:27
Phân tích truyện cười “Tam đại con gà”
Thầy đồ, thầy bói, thầy thuốc, thầy địa lí, thầy phù thuỷ... những hình ảnh của các vị “thầy” ấy đã có mặt khá đầy đủ trong bộ sưu tập truyện cười dân gian. “Tam đại con gà”, “Phúc thống phục nhân sâm”, “Tại thầy địa lí”, “Phù thuỷ sợ ma”... là những truyện cười rất thú vị mà nhiều người đã biết. ...
Thầy đồ, thầy bói, thầy thuốc, thầy địa lí, thầy phù thuỷ... những hình ảnh của các vị “thầy” ấy đã có mặt khá đầy đủ trong bộ sưu tập truyện cười dân gian. “Tam đại con gà”, “Phúc thống phục nhân sâm”, “Tại thầy địa lí”, “Phù thuỷ sợ ma”... là những truyện cười rất thú vị mà nhiều người đã biết.
Truyện “Tam đại con gà” châm biếm anh học trò - loại người “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”. Anh ta “học hành dốt nát” nhưng lại có tính khoe khoang, đi đâu cũng ra vẻ, cũng lên mặt “văn hay chữ tốt”. Nhưng vì không biết được bộ mặt thật của anh ta, nên có người trong thiên hạ tưởng anh ta “hay chữ” mời về làm gia sư, gõ đầu trẻ. Thế là đổi đời rồi. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư…”, có cơm bưng nước rót sướng bằng trời!
“Tam thiên tự” nghĩa là ba nghìn chữ. Sách học vỡ lòng của trẻ em ngày xưa. Sách vừa hướng cách nhận diện mặt chữ, nét chữ, vừa hiểu nghĩa chữ. Ví dụ: “tam là ba, gia là nhà, quốc là nước, tiền là trước, hậu là sau...”. Trẻ con cứ đọc, cứ học như thế, ra rả sớm chiều.
Thầy đồ ở đây cũng dạy trẻ con nhà chủ học chữ Nho như thế. Chữ “tước” là chim sẻ thì thầy biết nên thầy dạy đúng. Sang đến chữ “kê” là gà thì thầy bí quá, vì thầy thấy “nhiều nét rắc rối” rậm rì. Thầy phản ứng nhanh trước lời hỏi gấp của học trò: “Dủ dỉ là con dù dì”. Tuy cuống, nói liều nhưng thầy cũng khôn sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ. Thầy bảo học trò “đọc khe khẽ”, nhưng lòng dạ thầy “vẫn thấp thỏm” không yên tâm!
Buồn cười hơn là thầy đồ trẻ đã tìm được một “sáng kiến” thầy đến bàn thờ thổ công của gia chủ khấn thầm xin ba đài âm dương. Kì lạ thay “Thổ Công cho ba đài âm dương được cả ba”. Thầy “đắc chí”, thầy “bệ vệ” ngồi lên giường, thầy tin cái chữ “kê” là gà ấy đích thị là chữ “dủ dỉ” rồi! Thầy bắt học trò đọc thật to. Học trò “gân cổ lên gào”:
- Dủ dỉ là con dù dì... Dủ dỉ là con dù dì...
Xưa nay, trên trời, dưới đất không hề có con vật nào gọi là con “dủ dỉ” cả! Một tình tiết thú vị, buồn cười.
Cuộc đối thoại giữa chủ nhà với vị “gia sư” vừa mở ra vừa thắt nút câu chuyện lại. Nghe nhà chủ hỏi: “Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? - thầy đồ trẻ nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”... Điều nghĩ thầm ấy của thầy đồ rất “thật” mà cũng rất buồn cười. Cả thầy đồ và cả thổ công đều dốt!
Tục ngữ có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Thầy đồ trẻ không “dựa cột” mà lại dựa thổ công để “thưa thốt”. Vốn là người vẫn khoe “văn hay chữ tốt” nên thầy đã biện luận về trí tuệ cao siêu của mình, về tài sư phạm của mình:
- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tam đại con gà kia.
Chủ nhà làm sao biết được. Người nghe chuyện như chúng ta cũng làm sao biết được những điều thầy đã giải thích: “Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà!”.
Sự “nói giăng nói cuội” của thầy đồ trẻ đã làm cho thiên hạ phì cười về sự bẻm mép. Thói đời, hễ đã “dấu đầu thì hở đuôi”, cái dốt không thể nào che đậy được! Càng nói càng lộ ra, càng biện bác càng lòi đuôi ra. Tiếng cười bật ra trong truyện “Tam đại con gà” chỉ là tiếng cười mím nhưng khá sâu sắc. Qua truyện cười này, dân gian đã nhẹ nhàng nhắc nhở những ai đó đừng có giấu dốt khoe tài, đừng có ba hoa che đậy sự trống rỗng, bởi lẽ “giấu đầu thì hở đuôi”!.
“Tam thiên tự” nghĩa là ba nghìn chữ. Sách học vỡ lòng của trẻ em ngày xưa. Sách vừa hướng cách nhận diện mặt chữ, nét chữ, vừa hiểu nghĩa chữ. Ví dụ: “tam là ba, gia là nhà, quốc là nước, tiền là trước, hậu là sau...”. Trẻ con cứ đọc, cứ học như thế, ra rả sớm chiều.
Thầy đồ ở đây cũng dạy trẻ con nhà chủ học chữ Nho như thế. Chữ “tước” là chim sẻ thì thầy biết nên thầy dạy đúng. Sang đến chữ “kê” là gà thì thầy bí quá, vì thầy thấy “nhiều nét rắc rối” rậm rì. Thầy phản ứng nhanh trước lời hỏi gấp của học trò: “Dủ dỉ là con dù dì”. Tuy cuống, nói liều nhưng thầy cũng khôn sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ. Thầy bảo học trò “đọc khe khẽ”, nhưng lòng dạ thầy “vẫn thấp thỏm” không yên tâm!
Buồn cười hơn là thầy đồ trẻ đã tìm được một “sáng kiến” thầy đến bàn thờ thổ công của gia chủ khấn thầm xin ba đài âm dương. Kì lạ thay “Thổ Công cho ba đài âm dương được cả ba”. Thầy “đắc chí”, thầy “bệ vệ” ngồi lên giường, thầy tin cái chữ “kê” là gà ấy đích thị là chữ “dủ dỉ” rồi! Thầy bắt học trò đọc thật to. Học trò “gân cổ lên gào”:
- Dủ dỉ là con dù dì... Dủ dỉ là con dù dì...
Xưa nay, trên trời, dưới đất không hề có con vật nào gọi là con “dủ dỉ” cả! Một tình tiết thú vị, buồn cười.
Cuộc đối thoại giữa chủ nhà với vị “gia sư” vừa mở ra vừa thắt nút câu chuyện lại. Nghe nhà chủ hỏi: “Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? - thầy đồ trẻ nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”... Điều nghĩ thầm ấy của thầy đồ rất “thật” mà cũng rất buồn cười. Cả thầy đồ và cả thổ công đều dốt!
Tục ngữ có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Thầy đồ trẻ không “dựa cột” mà lại dựa thổ công để “thưa thốt”. Vốn là người vẫn khoe “văn hay chữ tốt” nên thầy đã biện luận về trí tuệ cao siêu của mình, về tài sư phạm của mình:
- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tam đại con gà kia.
Chủ nhà làm sao biết được. Người nghe chuyện như chúng ta cũng làm sao biết được những điều thầy đã giải thích: “Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà!”.
Sự “nói giăng nói cuội” của thầy đồ trẻ đã làm cho thiên hạ phì cười về sự bẻm mép. Thói đời, hễ đã “dấu đầu thì hở đuôi”, cái dốt không thể nào che đậy được! Càng nói càng lộ ra, càng biện bác càng lòi đuôi ra. Tiếng cười bật ra trong truyện “Tam đại con gà” chỉ là tiếng cười mím nhưng khá sâu sắc. Qua truyện cười này, dân gian đã nhẹ nhàng nhắc nhở những ai đó đừng có giấu dốt khoe tài, đừng có ba hoa che đậy sự trống rỗng, bởi lẽ “giấu đầu thì hở đuôi”!.