10/01/2018, 19:27
Phân tích bài ca dao: Ơn trời mưa nắng phải thì
“Ơn trời mưa nắng phải thì” là bài ca dao đậm đà nhất trong những bài sáu câu của ca dao, dân ca Việt Nam. Nó là nỗi lòng, tiếng hát của bà con dân cày quê ta. Giọng thơ lúc nghe thầm thì như một lời tâm sự, lúc nhắn gọi ngân vang ngọt ngào, thiết tha: Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì bừa ...
“Ơn trời mưa nắng phải thì” là bài ca dao đậm đà nhất trong những bài sáu câu của ca dao, dân ca Việt Nam. Nó là nỗi lòng, tiếng hát của bà con dân cày quê ta. Giọng thơ lúc nghe thầm thì như một lời tâm sự, lúc nhắn gọi ngân vang ngọt ngào, thiết tha:
Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi! đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Hai câu đầu có ba chữ “thì” là từ đồng âm dị nghĩa. Chữ “thì” trong “mưa nắng phải thì” có nghĩa là thời gian, thời vụ, mưa nắng thuận hoà đúng lúc, đúng thời vụ. Hai chữ “thì” trong câu ca dao thứ hai là một hệ từ, một liên từ có tác dụng tạo nên âm điệu, nhạc điệu, giọng điệu êm ái nhịp nhàng. Chữ “ơn trời” thể hiện tấm lòng hồn hậu của người dân quê thầm cảm ơn trời đã cho “mưa nắng phải thì”, mưa nắng thuận hoà để làm ăn. Họ vui sướng trước cảnh lao động tấp nập, phấn khởi khắp mọi nơi trên cánh đồng. Cảnh “bừa cạn” ở đồng cao, cảnh “cày sâu” ở đồng trũng. Chữ “nơi” điệp lại ba lần đã làm hiện lên trước mắt chúng ta cảnh cày cấy trên đồng quê đang diễn ra đông vui như một ngày hội lao động:
Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Câu ca dao phản ánh những đức tính tốt đẹp của bà con dân cày quê ta: thuần hậu, chất phác, cần cù và lạc quan. Bức tranh sinh hoạt đồng quê đã được nhiều lần nói đến:
- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ kéo, con trâu đi bừa.
- Nhờ trời mưa, gió thuận hoà,
Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau
Hai câu 3, 4 tiếp theo nói lên một niềm tin tốt đẹp vào công sức lao động và “nhờ trời” cho thuận hoà mưa nắng:
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Công lênh nghĩa là công lao vất vả khó nhọc như cày bừa, cấy hái, tát nước, làm cỏ, bón phân... Dù phải chân lấm tay bùn, trải qua một nắng hai sương, nhưng bà con nông dân “chẳng quản lâu đâu”. Họ không nề hà nắng mưa vất vả. “Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả”, phấp phỏng, lo lắng, hi vọng, đợi chờ, nhưng đối với họ “chẳng quản lâu đâu”. Câu “Công lênh chẳng quản lâu đâu” cho thấy đức tính chịu khó, kiên nhẫn và tin tưởng của người nông dân trong cày cấy gieo trồng. Trong cảnh “mưa nắng phải thì”, họ càng tin tưởng hy vọng:
Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng
Hai vế dối xứng hài hoà như tâm lòng hồn hậu, thuần phác mở rộng ra. về thời gian là “ngày nay” và “ngày sau” nối tiếp, về cảnh vật trên đồng quê là “nước bạc” ngày nay, “cơm vàng” mai sau. Câu thứ 4 rất đẹp, rất hay. Đẹp ở hình ảnh, hay ở tư tưởng tình cảm, thể hiện niềm tự hào về công sức lao động đã bỏ ra, tin tưởng được mùa, được sống trong ấm no hạnh phúc. Hạt lúa, hạt gạo là hạt ngọc. Bát cơm dẻo thơm được gọi là “cơm vàng”. Một cách nói đậm đà, ý vị, đáng yêu của người dân quê!
Hai câu cuối là lời nhắn gọi thiết tha. Đối tượng được nhắn gọi là “ai”, phiếm chỉ, là tất cả mọi người, là chúng ta. Nhà thơ dân gian hay người đi cấy đi cày nhắn gọi? Mọi lời khuyên nhẹ nhàng chân tình: “đừng bỏ ruộng hoang” bởi lẽ “tấc đất tấc vàng”. Có đất là có tất cả. Đất để trồng trọt. Đất cho ta hoa thơm trái ngọt. Đất nuôi sống con người. Hai tiếng “bao nhiêu” và “bấy nhiêu” hô, ứng nhau, làm cho ý thơ được tăng cấp, nhấn mạnh. Lời khuyên đừng phí phạm đất, đừng bỏ hoang ruộng đất được diễn đạt theo lối cảm thán và tăng cấp trở nên rung động, thiết tha, thấm thía vô cùng:
Ai ơi! đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” đã hoá thân vào bài ca dao gợi mở trong lòng ta bao liên tưởng đẹp, giúp chúng ta càng thêm yêu quý và cảm phục, biết ơn người dân cày Việt Nam.
Vẫn là thể thơ lục bát nhuần nhuyễn có âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha. Các câu bát đều có hình ảnh sống động hoặc màu sắc đẹp; câu nào cũng có hai vế tiểu đối hài hoà, nên thơ:
- Nơi thì bừa cạn // nơi thì cày sâu.
- Ngày nay nước bạc // ngày sau cơm vàng.
- Bao nhiêu tấc đất // tấc vàng bấy nhiêu.
Vẫn là nói về cảnh cấy cày, sinh hoạt đồng quê, nhưng bài ca dao đã thể hiện và phản ánh được tấm lòng hồn hậu chất phác, đức tính cần cù chịu khó, tinh thần tự tin và niềm lạc quan yêu đời, tình cảm gắn bó, quý trọng ruộng đất của người nông dân Việt Nam.
“Ơn trời mưa nắng phải thì” là khúc ca đồng quê chứa chan tình đời và tình người đã lắng sâu trong tâm hồn mỗi chúng ta.
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi! đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Hai câu đầu có ba chữ “thì” là từ đồng âm dị nghĩa. Chữ “thì” trong “mưa nắng phải thì” có nghĩa là thời gian, thời vụ, mưa nắng thuận hoà đúng lúc, đúng thời vụ. Hai chữ “thì” trong câu ca dao thứ hai là một hệ từ, một liên từ có tác dụng tạo nên âm điệu, nhạc điệu, giọng điệu êm ái nhịp nhàng. Chữ “ơn trời” thể hiện tấm lòng hồn hậu của người dân quê thầm cảm ơn trời đã cho “mưa nắng phải thì”, mưa nắng thuận hoà để làm ăn. Họ vui sướng trước cảnh lao động tấp nập, phấn khởi khắp mọi nơi trên cánh đồng. Cảnh “bừa cạn” ở đồng cao, cảnh “cày sâu” ở đồng trũng. Chữ “nơi” điệp lại ba lần đã làm hiện lên trước mắt chúng ta cảnh cày cấy trên đồng quê đang diễn ra đông vui như một ngày hội lao động:
Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Câu ca dao phản ánh những đức tính tốt đẹp của bà con dân cày quê ta: thuần hậu, chất phác, cần cù và lạc quan. Bức tranh sinh hoạt đồng quê đã được nhiều lần nói đến:
- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ kéo, con trâu đi bừa.
- Nhờ trời mưa, gió thuận hoà,
Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau
Hai câu 3, 4 tiếp theo nói lên một niềm tin tốt đẹp vào công sức lao động và “nhờ trời” cho thuận hoà mưa nắng:
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Công lênh nghĩa là công lao vất vả khó nhọc như cày bừa, cấy hái, tát nước, làm cỏ, bón phân... Dù phải chân lấm tay bùn, trải qua một nắng hai sương, nhưng bà con nông dân “chẳng quản lâu đâu”. Họ không nề hà nắng mưa vất vả. “Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả”, phấp phỏng, lo lắng, hi vọng, đợi chờ, nhưng đối với họ “chẳng quản lâu đâu”. Câu “Công lênh chẳng quản lâu đâu” cho thấy đức tính chịu khó, kiên nhẫn và tin tưởng của người nông dân trong cày cấy gieo trồng. Trong cảnh “mưa nắng phải thì”, họ càng tin tưởng hy vọng:
Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng
Hai vế dối xứng hài hoà như tâm lòng hồn hậu, thuần phác mở rộng ra. về thời gian là “ngày nay” và “ngày sau” nối tiếp, về cảnh vật trên đồng quê là “nước bạc” ngày nay, “cơm vàng” mai sau. Câu thứ 4 rất đẹp, rất hay. Đẹp ở hình ảnh, hay ở tư tưởng tình cảm, thể hiện niềm tự hào về công sức lao động đã bỏ ra, tin tưởng được mùa, được sống trong ấm no hạnh phúc. Hạt lúa, hạt gạo là hạt ngọc. Bát cơm dẻo thơm được gọi là “cơm vàng”. Một cách nói đậm đà, ý vị, đáng yêu của người dân quê!
Hai câu cuối là lời nhắn gọi thiết tha. Đối tượng được nhắn gọi là “ai”, phiếm chỉ, là tất cả mọi người, là chúng ta. Nhà thơ dân gian hay người đi cấy đi cày nhắn gọi? Mọi lời khuyên nhẹ nhàng chân tình: “đừng bỏ ruộng hoang” bởi lẽ “tấc đất tấc vàng”. Có đất là có tất cả. Đất để trồng trọt. Đất cho ta hoa thơm trái ngọt. Đất nuôi sống con người. Hai tiếng “bao nhiêu” và “bấy nhiêu” hô, ứng nhau, làm cho ý thơ được tăng cấp, nhấn mạnh. Lời khuyên đừng phí phạm đất, đừng bỏ hoang ruộng đất được diễn đạt theo lối cảm thán và tăng cấp trở nên rung động, thiết tha, thấm thía vô cùng:
Ai ơi! đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” đã hoá thân vào bài ca dao gợi mở trong lòng ta bao liên tưởng đẹp, giúp chúng ta càng thêm yêu quý và cảm phục, biết ơn người dân cày Việt Nam.
Vẫn là thể thơ lục bát nhuần nhuyễn có âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha. Các câu bát đều có hình ảnh sống động hoặc màu sắc đẹp; câu nào cũng có hai vế tiểu đối hài hoà, nên thơ:
- Nơi thì bừa cạn // nơi thì cày sâu.
- Ngày nay nước bạc // ngày sau cơm vàng.
- Bao nhiêu tấc đất // tấc vàng bấy nhiêu.
Vẫn là nói về cảnh cấy cày, sinh hoạt đồng quê, nhưng bài ca dao đã thể hiện và phản ánh được tấm lòng hồn hậu chất phác, đức tính cần cù chịu khó, tinh thần tự tin và niềm lạc quan yêu đời, tình cảm gắn bó, quý trọng ruộng đất của người nông dân Việt Nam.
“Ơn trời mưa nắng phải thì” là khúc ca đồng quê chứa chan tình đời và tình người đã lắng sâu trong tâm hồn mỗi chúng ta.