31/05/2017, 12:10

Phân tích tiếng cười châm biếm đả kích trong vở kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Đề bài: Phải chăng thói học đòi kệch cỡm đã được nhà văn Mô-li-e đưa lên sân khấu để răn đời bằng những nụ cười sảng khoái? Qua cảnh Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Ngữ văn 8 – Tập II), hãy phân tích để làm sáng tỏ nhân xét trên. Nói đến kịch phải nói đến xung đột kịch. Nhưng đi vào hài kịch thì ...

Đề bài: Phải chăng thói học đòi kệch cỡm đã được nhà văn Mô-li-e đưa lên sân khấu để răn đời bằng những nụ cười sảng khoái? Qua cảnh Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Ngữ văn 8 – Tập II), hãy phân tích để làm sáng tỏ nhân xét trên. Nói đến kịch phải nói đến xung đột kịch. Nhưng đi vào hài kịch thì cái mà người xem chú ý nhất là nghệ thuật gây cười. Trong những tình huống nhất định, nhân vật chính của hài kịch xuất hiện đem đến cho người xem những nụ cười sảng khoái. Đạt đến mức ...

Đề bài: Phải chăng thói học đòi kệch cỡm đã được nhà văn Mô-li-e đưa lên sân khấu để răn đời bằng những nụ cười sảng khoái? Qua cảnh Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Ngữ văn 8 – Tập II), hãy phân tích để làm sáng tỏ nhân xét trên.

Nói đến kịch phải nói đến xung đột kịch. Nhưng đi vào hài kịch thì cái mà người xem chú ý nhất là nghệ thuật gây cười. Trong những tình huống nhất định, nhân vật chính của hài kịch xuất hiện đem đến cho người xem những nụ cười sảng khoái. Đạt đến mức ấy, vở kịch đã thành công. Vở hài kịch Trưởng giả học làm sang của ông tổ hài kịch cổ điển Pháp đã đạt đến tiêu chuẩn như vậy. Cảnh ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Ngữ văn 8 – Tập hai), nhân vật chính đã xuất hiện từ đầu đến cuối, với thói học đòi kệch cỡm đã trở thành con rối để bác phó may và những tay thợ phụ giật dây làm nổ ra những trận cười sảng khoái cho khán giả. Sau những trận cười đó là một lời cảnh báo về sự biến chất thoái hóa đang diễn ra như một nguy cơ không thể nào tránh được khi con người đã bị ô nhiễm về tinh thần.

Chúng ta hãy cùng Mô-li-e đến với cảnh thứ nhất của lớp kịch: ông Giuốc-đanh và bác phó may. Đây là màn đối thoại đầu tiên của hai nhân vật xoay quanh việc may lễ phục và chuẩn bị bít tất, bộ tóc giả. Ông Giuốc-đanh là người có lý, bởi cả hai thứ ông ta đều đi chật. Còn vì sao ông ta phải khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã bị đứt mất hai mắt rồi, nó làm tôi đau ghê gớm. Đó chẳng qua là lời láu cá ăn bớt tiền của bác phó may. Rồi may một bộ lễ phục cho khách mà bác ta cố tình gạn đủ một cái áo cho mình. Biết tỏng những mẹo vặt ấy, ông Giuốc- đanh đã dồn bác ta vào chân tường (rất bị động). Ăn vụng bị bắt quả tang, phó may đuối lý. Khán giả hoàn toàn đồng cảm với Giuốc-đanh, lúc này đầu óc ông ta hoàn toàn tỉnh táo. Vì tỉnh
táo nên lý luận rất sắc bén. Ví như khi bác chống chế về đôi tất xỏ không vừa chân rồi nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ y ngay lập tức ông Giuốc-đanh đốp vào mặt bác Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì rộng thật. Với đôi giày đi chật, bác phó may không chịu, cho đó chỉ là tưởng tượng: Ngài cứ tưởng tượng ra thế, ông đưa ra lẽ phải của mình: Tôi tưởng tượng ra thế là vì tôi thấy thế. Bác này lý luận hay nhỉ! Cảm giác của lão trưởng giả đúng quá! Bởi lão đã đưa vào thực tế (là đôi chân của mình) để nói ra một sự thật. Giuốc-đanh đã phân biệt phải trái rất rạch ròi. Nếu cuộc đối thoại dừng lại thì không có gì phải đáng cười. Nghệ thuật gây cười được bắt đầu từ bộ lễ phục trang nghiêm của các nhà quí tộc mà không phải màu đen thì thật là tuyệt tác! Những lời ba hoa của bác phó may lúc đấy chưa đủ sức để ông Giuốc-đanh bị hoa mắt. Ông ta vẫn còn tỉnh táo để tấn công phó may: Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi. Lần này thì ông ta vẫn có lý vì cái điều sơ đẳng ấy, người thợ may nào mà chẳng phân biệt được. Thế mà bác phó may đã từng bước đẩy lùi cái lý đúng của ông Giuốc-đanh đang từ tư thế chủ động sang tự thế bị động, làm cho tiếng cười bật ra Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quí phái đều mặc như thế này cả. Bằng giọng của một kẻ đáng thương đuối lý: Những người quí tộc phải mặc áo hoa ngược. Với người xem, luận điểm của bác phó may rõ ràng là lừa bịp. Đang thế tiến công, gã phó may tiếp tục đánh qụy đối phương của mình: Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà, xin ngài cứ việc bảo…. Cứ như thế, đang từ thế bị động chuyển sang thế chủ động, bác phó may khiến ông Giuốc-đanh lùi mãi. Không chỉ sẵn sàng việc may áo ngược hoa mà còn phải đánh lảng sang chuyện khác. Bằng chứng là ngay cả khi phát hiện bác phó may ăn bớt vải một cách trắng trợn (dám mặc áo trước mặt Giuốc-đanh), lão cũng chỉ phàn nàn đôi chút: Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải, xung đột kịch diễn biến không căng thẳng nhưng thói học đòi bắt chước đã biến đổi con người nhanh quá, sâu sắc quá! Đúng mà hóa thành sai và ngược lại.

Sự sáng suốt trở nên mù quáng. Trong cái có lý lại có phi lý phải chăng đó là bí quyết gây cười mà Mô-li-e đã tận dụng được trong những tình huống…..đầu tiên của cảnh thứ nhất.

Cảnh thứ nhất có 32 lời thoại, đến cảnh thứ hai của lớp kịch chỉ cồn 10 lời thoại. Nhưng không phải số lời thoại của các nhân vật ít mà tính hài của kịch bị giảm đi, những trận cười nổ ra còn giòn giã hơn. Hòa vào những tiếng cười đó là sự diễu cợt châm biếrn thói háo danh của những người trưởng giả. Họ đã tự biến mình thành một thứ trò hề mà chính con người hề kia không tự biết.

Đầu tiên, nghe chú thợ phụ xin tiền uống rượu, ông Giuốc-đanh giật mình, giật mình không phải vì sợ (sợ mất tiền là bệnh cố hữu của những người giàu keo kiệt) mà vì sung sướng mơ màng, nở mặt: lần đầu tiên trong đời, Giuốc-đanh được gọi là ông lớn. Có phải nhầm hay không? Ông ta phải hỏi lại cho chắc chắn. Khi đích xác rồi, ông vô cùng sung sướng tin vào lập luận của chính mình: Ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn. Sự trả giá của Giuốc-đanh thật là hào phóng. Đây, ta thưởng về tiếng ông lớn đây này. Lòng tham của những tay thợ phụ quả là không đáy. Chúng đã đánh hơi được con mồi béo bở: kẻ thích tâng bốc có cả một túi tiền. Túi tiền ấy giúp cho chú thợ phụ tinh ranh leo thang từng nấc một, biết kìm chế, cứ từ từ, không đi đâu mà vội. Hãy cứ để cho người có túi tiền kia có thời gian tận hưởng niềm vui, một niềm vui hão huyền. Vì có niềm vui của lão thì lão sẽ xì tiền ra. Lão cần danh vọng nên lão không tiếc tiền, dù sự tôn vinh đó có giả tạo đi chăng nữa. Cứ thế, danh vọng hão nhưng tiền lại có thật. Có sao đâu? Những chú thợ phụ chỉ cần có thế, để tha hồ đem đến cho lão những niềm vui. Nhân vật Giuốc-đanh đã trở thành đối tượng của họ, mà nạn nhân cứ ngỡ mình đang là ông lớn thật. Nhân vật Giuốc-đanh cứ hiện lên sân khấu, cứ như bằng xương bằng thịt hẳn hoi vì ông ta là một người có tính cách: lòng háo danh (hão), chỉ cần tỉnh táo một chút thôi sẽ biết thế nào là giả dối.

Nhưng tỉnh táo làm sao được trước những lời có cánh? Hệ thống đại từ nhân xưng: ông lớn, cụ lớn, đức ông đã đưa ông lên ngang hàng với những nhà quí tộc. Người xem dễ dàng nhận ra ngay đó là những thủ thuật dùng để lừa người, lừa những kẻ ngu dốt, hám danh. Ấy là chưa kể trình tự đi từ thếp lên cao của nó. Dù có là quí tộc đích thực đi chăng nữa, thì cũng làm gì có sự thăng cấp nhanh đến như vậy trong phút chốc? Thế mà chẳng có lần nào Giuốc-đanh không vui đâu? Lần nào cũng như mở cờ trong bụng trước những đại từ hoa mỹ. Có thể nói đó là một niềm vui trọn vẹn, một niềm hạnh phúc tràn trề. Nhưng đến lần thứ ba thì sao? Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công thì nó được cả túi tiền của ta mất. Lần này hình như ông ta có phần hối hận. Sự sáng suốt lại trở lại chăng? Quả thật là có thế. Ông ta nhận ra rằng túi tiền sẽ mỗi lúc một vơi đi với những lời tôn vinh, xưng gọi. Thế nhưng niềm sung sướng đâu phải lúc nào cũng có được, và không việc gì phải kìm nén. Đạt được những danh tiếng mà con người thường ước mơ, khao khát ai mà chẳng sung sướng dù đó là danh vọng hão huyền.

Tình huống kịch và diễn biến kịch qua hai cảnh diễn rất sinh động, luôn luôn phát triển. Nhờ đó mà nhân vật được khắc họa tài tình. Chỉ với hai lớp kịch nhưng tác giả đã làm nổi bật lên tính cách rất đáng phê phán: thói học đòi làm sang thật kệch cỡm của những hạng người trưởng giả. Ngầm trong những nụ cười sảng khoái của hài kịch, Mô-li-e nhắc khẽ: con người phải giữ nguyên được bản chất, cội nguồn của chính mình.

0